Bản quyền phim: Dễ vi phạm, khó xử lý

GD&TĐ - Những ngày qua, vụ việc vi phạm bản quyền vì livestream trái phép bộ phim Cô Ba Sài Gòn nhà sản xuất Ngô Thanh Vân đã gây rất nhiều sự chú ý trong dư luận. Câu chuyện đang gióng lên hồi chuông về vấn đề hành vi sai trái vi phạm bản quyền diện ảnh.

Bản quyền phim:  Dễ vi phạm, khó xử lý

Tài sản lớn bị đánh cắp

Ngay trong ngày ra mắt, bộ phim Cô Ba Sài Gòn đã bị một trang phim ảnh livestream từ một rạp chiếu tại Vũng Tàu. Toàn bộ nội dung phim này được đưa lên Facebook, thu hút hàng ngàn lượt xem trực tiếp và chia sẻ.

Thực tế đây không phải trường hợp đầu tiên “động chạm” đến bản quyền phim bằng cách livestream. Trước đó, hàng loạt những bộ phim như: Siêu nhân X, 4 năm 2 chàng 1 tình yêu, Lửa Phật, Tấm Cám chuyện chưa kể… cũng rơi vào sự việc tương tự.

Đáng chú ý, tình trạng khán giả vào rạp xem phim rồi livestream hay quay lén để phát tán trái phép nhưng vẫn không được xử lý thích đáng. Những hành động này không chỉ gây thiệt hại cho nhà sản xuất, mà còn tác động tiêu cực đến những nhà làm phim Việt Nam, trong bối cảnh thị trường điện ảnh nội đang có xu hướng đi xuống.

Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân bày tỏ nỗi thất vọng trên trang cá nhân: “Tôi cảm thấy thật bất lực trước ý thức của những người trẻ xem phim. Tôi đang khóc cho thành quả lao động của ê-kíp của mình. Làm phim đã khó, thị trường phim thì gian nan, còn phải đối mặt với những người vô ý thức livestream như vậy! Tôi thật sự nản các bạn à”.

Theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, làm được một bộ phim có khi phải cầm cố nhà, xe… để đầu tư; một bộ phim có giá 5 tỷ, 10 tỷ, thậm chí trên 20 tỷ đồng. Vì thế, khi bị phát tán trái phép thì phải được xem là một tài sản lớn bị đánh cắp. Cần có những biện pháp răn đe mạnh mẽ hơn để mọi người có trách nhiệm với các tác phẩm điện ảnh nói riêng và các tác phẩm nghệ thuật nói chung.

Quan trọng vẫn là ý thức công dân

Nhiều người cho rằng, việc xử lý vi phạm bản quyền nghệ thuật tại nước ta hiện mới chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở, cảnh cáo rồi xin lỗi khiến nạn vi phạm tiếp tục lan tràn.

Vi phạm sở hữu trí tuệ không phải câu chuyện mới. Tại Việt Nam, quy định pháp luật đã có những mức xử phạt khác nhau cho hành vi quay lén và phát tán phim. Phổ biến nhất là xử phạt vi phạm hành chính bằng cách phạt tiền, tịch thu tang vật, nhưng mức độ còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe.

Lâu nay, hầu hết phía cụm rạp thường chỉ có thể xử lý vi phạm bằng cách xóa đoạn phim đã quay lén, lập biên bản mà không thể áp dụng hình phạt nào khác, hoặc giao thủ phạm cho công an. Các chủ rạp chưa thể yêu cầu khởi tố và đền bù do các thủ phạm livestream buổi chiếu phim chỉ phát tán trên mạng xã hội với mục tiêu câu like, câu view chứ không kinh doanh.

Điều đáng nói là người vi phạm không nhận thức được hành động sai trái của mình. Trong khi các bạn trẻ vẫn hồn nhiên cho rằng việc livestream các bộ phim ở rạp là đúng và vô hại thì thiệt hại của các nhà sản xuất là rất lớn.

Để xử lý nghiêm khắc trường hợp vi phạm để tạo nên một tiền lệ về sau, Nhà sản xuất phim Cô Ba Sài Gòn đã quyết tâm lên tiếng bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình.

Tuy nhiên, chế tài là một chuyện, vấn đề cốt lõi nằm ở ý thức của người xem phim. Mỗi công dân cần ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có việc tôn trọng bản quyền sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại Điều 27, Nghị định 131/2013, hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sẽ bị phạt tiền từ 15 - 35 triệu đồng. Nếu quay phim lén rồi phát tán gây thiệt hại về kinh tế cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan thì có thể bị xử lý theo Điều 170a Bộ luật Hình sự. Theo đó, ngoài số tiền phạt cao nhất có thể lên tới 1 tỉ đồng, người phạm tội có thể bị phạt tù tới 3 năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.