GD&TĐ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/11/2021.
Ảnh minh họa/ITN
Quy chế này quy định về thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài bao gồm: mục đích, nguyên tắc; hình thức thi; chứng chỉ; đơn vị tổ chức thi; đối tượng dự thi và đăng ký dự thi, Hội đồng thi; đề thi; tổ chức thi; chấm thi và phúc khảo; duyệt kết quả thi, quản lý chứng chỉ, báo cáo và lưu trữ hồ sơ thi; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Theo quy định của Quy chế, chứng chỉ tiếng Việt được cấp cho người dự thi đạt yêu cầu tương ứng từ bậc 1 đến bậc 6 của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Bộ GD&ĐT quy định mẫu chứng chỉ tiếng Việt. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ tiếng Việt do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định.
Về hình thức thi: Các kĩ năng nghe, đọc, viết được tổ chức theo hình thức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính. Kĩ năng nói được tổ chức theo hình thức thi nói trực tiếp trước giám khảo hoặc thi nói trên máy tính.
Đối với từng kì thi, đơn vị tổ chức thi thông báo về hình thức thi trên giấy hay trên máy tính, thi nói trực tiếp trước giám khảo hay nói trên máy tính để thí sinh biết trước khi đăng kí dự thi.
Đon vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt bao gồm: Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam; các đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài. Các đơn vị này cần bảo đảm các điều kiện theo quy định về đội ngũ, cơ sở vật chất, ngân hàng câu hỏi.
Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi cấp chứng chỉ cho thí sinh đủ điều kiện; trong đó, ghi rõ bậc năng lực tiếng Việt đạt được của thí sinh. Việc quản lý và cấp phát, thu hồi chứng chỉ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT chỉ đạo, thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị tổ chức thi theo quy định hiện hành. Đơn vị tổ chức thi có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra, rà soát các điều kiện tổ chức thi và giám sát bộ phận chuyên trách được giao tổ chức thi của đơn vị để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Quy chế.
GD&TĐ - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary, chiều 27/6 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Budapest, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Hungary.
GD&TĐ - Ngày 28/6, đoàn công tác số 1 của Ban chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đã kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Nam Định.
GD&TĐ - Đồng hành cùng Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có cán bộ, giảng viên các trường ĐH tham gia với vai trò kiểm tra thi theo sự phân công của Bộ GD&ĐT. Phần lớn các trường đã chuẩn bị xong các khâu. Nhiều cán bộ tham gia công tác cũng thể hiện tâm thế sẵn sàng cùng toàn ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ.
GD&TĐ - Sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trường học ở nhiều địa phương có chủ trương “mở cống trường hè” nhằm tận dụng cơ sở vật chất sẵn có để tổ chức các hoạt động, duy trì sinh hoạt câu lạc bộ, đội nhóm... Mô hình này đã giúp học sinh có kỳ nghỉ hè an toàn, vui vẻ và bổ ích.
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Ninh Bình đã công bố các số điện thoại đường dây nóng phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT; tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non 2022.
GD&TĐ -TS Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh, tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm nay giữ ổn định như năm trước.
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Ninh Bình đã có văn bản 146 về Điểm chuẩn trúng tuyển Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Bình và điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung của Trường THPT Ngô Thì Nhậm và Trường THPT Kim Sơn A, năm học 2022-2023.
GD&TĐ - Mới đây, các trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên đã công bố phương án tuyển sinh năm 2022, theo đó, nhiều phương thức xét tuyển được lựa chọn, chỉ tiêu tuyển sinh tăng cao, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
GD&TĐ -Học sinh khuyết tật, học sinh đặc biệt là những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi dịch bệnh khiến trường học đóng cửa. Khi bước sang trạng thái bình thường mới, các quốc gia đang và sẽ có những biện pháp gì để hỗ trợ nhóm đối tượng này trở lại trường học?
GD&TĐ - Từ năm học 2022-2023, Nghệ An sẽ triển khai mô hình trường học tiên tiến đối với một số trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TP Vinh. Lãnh đạo ngành Nghệ An có những trao đổi, chia sẻ và giải đáp những băn khoăn, vướng mắc về việc thực hiện mô hình trên.
GD&TĐ - Mô hình “Trường học gắn với thực tiễn” ở A Mú Sung hình thành trong muôn vàn khó khăn. Nó đã phát huy hiệu quả, trở thành một “doanh trại quân đội”, giúp các em phát triển toàn diện cả kiến thức lẫn kỹ năng sống.
GD&TĐ - Việc thực thi chi đầu tư cho giáo dục mỗi nơi một kiểu dẫn đến có địa phương chú trọng nhưng nơi khác còn gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng, cần cơ chế giám sát đối với các nguồn chi cho GD-ĐT.
GD&TĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Ninh Bình có gần 11 nghìn thí sinh đăng kí dự thi, trong đó gần 9 nghìn thí sinh lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng.
GD&TĐ - Huyện Việt Yên (Bắc Giang) có 1 thủ khoa, 2 á khoa và 13 học sinh được tuyển thẳng vào Trường THPT Chuyên Bắc Giang, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023.
GD&TĐ -Trong ba ngày từ 22 – 24/6, tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2022. Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đang khẩn trương triển khai công tác chấm thi.
GD&TĐ - Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (Nghị quyết số: 63/2022/QH15) đã có những chỉ đạo liên quan đến công tác giáo dục - đào tạo, trong đó có việc thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT; biên soạn và xuất bản sách giáo khoa.
GD&TĐ - Việc triển khai công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các trường học trên địa bàn TPHCM đẩy mạnh. Những câu chuyện hết sức dung dị, đầy xúc động về tấm gương đạo đức, thân thế, sự nghiệp cách mạng của Bác luôn là những bài học vô cùng quý giá, để học sinh noi theo.