Bạn có đoán ra "quái vật" nào có cái miệng đáng sợ như thế này?

Nếu nhìn thấy hình ảnh này, bạn sẽ phải tự hỏi liệu đây là sinh vật khủng khiếp nào lại có thể sở hữu cái miệng kỳ quái như vậy?

Bạn có đoán ra "quái vật" nào có cái miệng đáng sợ như thế này?

"Quái vật" bí ẩn sở hữu cái miệng đáng sợ này là sinh vật nào?

Trông miệng của nó giống như một "hầm chông" với những con dao nhọn hoắt chĩa ra mọi hướng mà bất cứ sinh vật xấu số nào bị quái vật này nuốt chửng sẽ khó lòng thoát được!

Bạn có đoán ra quái vật nào có cái miệng đáng sợ như thế này? - Ảnh 1.

Trông như một "hầm chông" đáng sợ. Ảnh Internet.

Bạn có đoán ra quái vật nào có cái miệng đáng sợ như thế này? - Ảnh 2.

Thực quản của sinh vật bí ẩn. Ảnh minh họa.

Đây là hình ảnh thực quản của quái thú này, với những chiếc gai nhọn hoắt đáng sợ!

Bạn có đoán ra quái vật nào có cái miệng đáng sợ như thế này? - Ảnh 3.

Thậm chí có thể "nhổ" những chiếc gai nhọn này ra và chúng khá sắc bén.

Bạn có đoán ra được sinh vật nào sở hữu cái miệng đáng sợ này, chắc hẳn bạn sẽ vô cùng bất ngờ và kinh ngạc đấy!

Và đây là chủ nhân của chúng:

Bạn có đoán ra quái vật nào có cái miệng đáng sợ như thế này? - Ảnh 4.

Rùa da. Ảnh minh họa.

Tưởng như sinh vật sở hữu cái miệng đáng sợ như thế phải là một sinh vật vô cùng đáng sợ, thế nhưng trái với cái miệng kỳ dị đó, loài rùa Da (leatherback sea turtle) lại khá hiền lành.

Rùa Da - loài rùa lớn nhất thế giới

Rùa Da là một trong những loài bò sát lớn nhất Trái Đất, chúng lớn thứ 4 chỉ sau cá sấu và là loài rùa biển lớn nhất thế giới với phân bố rộng khắp thế giới.

Chúng sống trong tất cả các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, và còn được tìm thấy ở vòng Bắc cực, với sự thích nghi hoàn hảo với môi trường nước, với nhiều đặc điểm vượt trội so với các loài rùa khác.

Bạn có đoán ra quái vật nào có cái miệng đáng sợ như thế này? - Ảnh 5.

Một con rùa da đáng đẻ trứng. Ảnh minh họa.

Đây là loài duy nhất còn sống trong chi Dermochelys. Do đó có những đặc điểm rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay như không có lớp mai cứng bằng chất xương.

Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da dày điểm những đốm nhỏ bằng chất da xương và thịt trơn.

Chạy dọc lưng chúng là 7 đường gờ riêng biệt. Chúng là loài độc đáo duy nhất trong số các loài bò sát ở chỗ vảy của nó không có β-keratin.

Sự thật về cái miệng đáng sợ của loài rùa Da

Nhìn vào cái miệng với những chiếc gai nhọn, bạn có thể nhầm và tưởng rằng đó là những chiếc răng của chúng.

Nhưng sự thật rùa Da không có răng mà chỉ có các điểm trên rìa cắt sắc nhọn thuộc môi trên với các gai mọc ngược trong họng giúp nó nuốt thức ăn.

Những kỷ lục của loài rùa Da

Bạn có đoán ra quái vật nào có cái miệng đáng sợ như thế này? - Ảnh 6.

Rùa Da giữ kỷ lục lặn sâu thế giới. Ảnh minh họa.

Là loài đặc biệt nhất trong các loài rùa, chúng cũng có những đặc điểm vô cùng ấn tượng mà các loài rùa khác không có được như:

Rùa Da có thể lặn sâu nhất thế giới đến 1.200 mét (4.200 feet) và có thể lặn sâu hơn một tiếng đồng hồ mà không ngoi lên mắt nước (70 phút).

Chúng còn là loài bò sát di chuyển nhanh nhất thế giới và được ghi nhận năm 1992 bởi sách kỷ lục Guinness với tốc độ 35,28 kilômét một giờ (21,92 mph) (9,8 m/s) trong nước.

Không chỉ ấn tượng bởi khả năng lặn sâu, chúng cũng là những kẻ bơi đường dài ấn tượng, khi bơi từ Indonesia tới Mỹ (20 000 km) trong vòng trên 647 ngày chỉ để kiếm thức ăn.

Thức ăn chính của rùa Da là sứa biển, chính vì thế chúng là tác nhân giúp kiểm soát số lượng sứa biển.

Bạn có đoán ra quái vật nào có cái miệng đáng sợ như thế này? - Ảnh 7.

Rùa da hầu như chỉ ăn sứa biển. Ảnh minh họa.

Khi trưởng thành, rùa Da có thể dài 1 đến 2 mét, nặng khoảng 250 đến 700 kg. Con rùa da to nhất được biết dài 3 mét, nặng 916 kilôgam (2.019 lb) ở vùng biển phía tây Wales.

Chân chèo của rùa da có tỉ lệ so với cơ thể lớn nhất trong số các loài rùa biển. Đôi chân chèo đằng trước của chúng có thể sải chân lên tới 2,7 mét, dài nhất trong số các loài rùa biển.

Không chỉ đặc biệt đối với các loài rùa khác, chúng còn độc đáo đối với cả lớp bò sát ở khả năng duy trì thân nhiệt cao bằng cách sử dụng nhiệt sinh ra do trao đổi chất, hay thu nhiệt.

Khác với các loài bò sát khác, chúng sống tốt trong nước lạnh, chúng có thể sống ở những vùng lạnh đến 4,5°C

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy quá trình trao đổi chất của rùa da cao hơn các loài bò sát cùng kích thước khoảng 3 lần.

Tình trạng đáng báo động của rùa Da

Bạn có đoán ra quái vật nào có cái miệng đáng sợ như thế này? - Ảnh 8.

Việc lấy trứng khiến số lượng rùa giảm đáng kể. Ảnh minh họa.

Giống như các loài rùa khác, rùa Da cũng lên bờ đẻ trứng. Nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 26.000 đến 43.000 rùa cái làm tổ mỗi năm, ít hơn rất nhiều so với 115.000 cá thể theo nghiên cứu năm 1980.

Lý do cho sự sụt giảm trầm trọng này là tình trạng lấy trứng rùa ở nhiều nơi, nhất là châu Á, Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia vì ở đây, trứng rùa được xem là đặc sản cũng như loài thần dược giúp bồi bổ sức khỏe nam giới.

Tham khảo: Lazerhorse

Theo soha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.