Bàn chân có dấu hiệu này chứng tỏ thận đang nhiễm độc nặng

Dưới đây là 3 dấu hiệu trên bàn chân cho thấy thận của bạn đang ngày một suy kiệt, chớ dại mà xem thường:

Hình bán nguyệt trên móng chân chúng ta cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ thể.
Hình bán nguyệt trên móng chân chúng ta cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ thể.

Hình bán nguyệt trên móng thay đổi

Bàn chân có dấu hiệu này chứng tỏ thận đang nhiễm độc nặng ảnh 1Hình bán nguyệt trên móng chân chúng ta cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe cơ thể. Nếu như hình bán nguyệt trên móng tay chúng ta đột ngột thu hẹp, chuyển màu, không còn hồng hào mà chuyển sang màu đen hoặc bợt màu cũng có thể là dấu hiệu thận bị tổn thương.

Phù chân

Thận có chức năng giải độc cho cơ thể vì vậy khi bị tổn thương sẽ dẫn đến hiện tượng phù chân do tích nước. Khi chúng ta đi bộ hoặc thực hiện các vận động, nếu thấy chân có dấu hiệu đau hoặc sưng, có thể đó là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận có vấn đề.

Móng chân trắng bợt

Thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể dẫn đến bàn chân và vùng móng không nhận đủ lượng máu cần thiết chuyển sang màu trắng bợt và nhợt nhạt.

Nếu như móng tay và móng chân có hiện tượng mọc lệch và mỏng hơn so với bình thường, bạn cần đi khám sức khỏe ngay vì đó có thể là dấu hiệu thận đã bị hư.

Ngoài ra, bạn hãy để ý tới những dấu hiệu sau đây:

Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy.

Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.

dau hieu banh than-phunutoday

Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.

Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ