Bãi nhiệm đại biểu QH đối với ông Phạm Phú Quốc: "Bài học với chúng tôi"

Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho rằng cần đặt ra vấn đề phải thường xuyên giám sát và đánh giá đại biểu Quốc hội.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh QH
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh QH

Chiều 2.11, Quốc hội có phiên họp các đoàn đại biểu Quốc hội để lấy ý kiến, thảo luận về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc do phát hiện vị này có 2 quốc tịch. Cùng với trường hợp ông Phạm Phú Quốc, tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XIV đến na, đã có một số trường hợp đại biểu vi phạm phải xử lý.

Trao đổi với báo chí quanh vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh (Đoàn Bình Phước) - Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, vấn đề này không chỉ một mà rất nhiều đại biểu trăn trở. Đi tiếp xúc cử tri, cử tri cũng nói nhiều. Sự thật là 14 nhiệm kỳ Quốc hội đã qua, chưa khóa nào số lượng đại biểu bị thôi giữ chức vụ, thậm chí có người còn bị truy tố, kết án bởi pháp luật nhiều như khóa XIV này.

“Đến nay, thêm một đại biểu nữa phải xem xét bãi nhiệm là điều không ai mong muốn. Đặc biệt, những người làm công tác tham mưu nhân sự tại Quốc hội, chúng tôi rất trăn trở” - ông Tuấn Anh nói.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, tất cả những đại biểu trúng cử Quốc hội khoá XIV, được công nhận tư cách đại biểu (đầu nhiệm kỳ có 2 người trúng cử nhưng không được công nhận – PV) đều là những người đủ điều kiện làm đại biểu Quốc hội, đã được thẩm tra và xác nhận đủ tư cách đại biểu Quốc hội khi đó. Sở dĩ có những đại biểu bị thôi nhiệm vụ, phải miễn nhiệm hoặc đương nhiên mất quyền đại biểu phát sinh trong thời gian giữa nhiệm kỳ là do quá trình thẩm tra ban đầu chưa phát hiện được vi phạm.

“Những hiện tượng đó, ví dụ như với đại biểu Phạm Phú Quốc, đến giờ các cơ quan chức năng mới phát hiện ra việc vị này có 2 quốc tịch. Đó là điều không ai mong muốn, là việc bất khả kháng và cũng là bài học với chúng tôi” - ông Tuấn Anh nói.

Cũng theo ông Tuấn Anh, những đơn vị liên quan, trong thời gian tới phải làm thế nào tham mưu cho Hội đồng Bầu cử quốc gia có những hướng dẫn cụ thể để tránh được những hiện tượng như khoá này, để không còn những đại biểu phải bãi nhiệm, miễn nhiệm do không còn uy tín với cử tri hoặc đương nhiên mất tư cách đại biểu do vi phạm pháp luật.

Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho hay, từ những vụ việc như vừa qua, cần phải đặt ra vấn đề chọn người thế nào cho chuẩn hơn, và ngay cả trong quá trình làm đại biểu rồi cũng cần phải thường xuyên giám sát và đánh giá đại biểu, ví dụ như đánh giá theo định kỳ hàng năm, tương tự như quy trình đánh giá với cán bộ công chức. Nhưng hiện nay chưa có cơ chế nào để làm việc này.

“Như trường hợp đại biểu Phạm Phú Quốc, nếu chúng ta tiến hành đánh giá hàng năm thì qua đánh giá đó, từ năm 2018 đã có thể xác định được việc đại biểu có 2 quốc tịch. Như vậy, Quốc hội đỡ phải xem xét thông qua kênh báo chí phản ánh mà đã chủ động việc bãi nhiệm, miễn nhiệm từ khi đó” - ông Tuấn Anh.

Theo Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, những sự việc đáng tiếc vừa qua cần được xem là hồi chuông cảnh tỉnh khi chúng ta chuẩn bị tiến hành bầu cử Quốc hội khoá XV, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tới.

Theo chương trình Kỳ họp 10, vào buổi chiều 2.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau đó, các Đại biểu Quốc hội thảo luận ở Đoàn về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Vào chiều 3.11, Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố ngay sau đó.

Theo laodong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.