Điều đã làm giáo viên Phần Lan trở nên đặc biệt
Giáo dục Phần Lan hiếm khi đưa ra các tin tức, cho dù đó là kết quả thi Pisa (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) xuất sắc, những kết quả tương tự như vậy, việc bỏ các môn học truyền thống, không bỏ các môn học nào đó hoặc ngay cả điều gì đã làm cho giáo viên Phần Lan đặc biệt như vậy.
Thầy John Hart – giáo viên dẫn đầu về học tập số tại trường Châu Âu ở Helsinki, Phần Lan đã làm giáo viên tại Anh hai năm trước khi thầy chuyển sang Phần Lan tám năm trước.
Các đồng nghiệp ở Anh của thầy đều rất hỗ trợ, và hiệu trưởng đã đưa thầy vào vị trí lãnh đạo bộ môn trong năm thứ hai làm việc tại đó. Thầy không muốn rời đi, nhưng niềm khao khát được trở về nhà của người vợ Phần Lan của thầy quá mãnh liệt, cho nên họ đã quyết định rời Anh và đến với vùng đất này, để rồi thầy khám phá ra được rất nhiều điều tuyệt vời về nền giáo dục ở nơi đây.
Các chính sách giáo dục của Phần Lan đã được đánh giá cao và đất nước này đã bắt đầu xuất khẩu mô hình giáo dục của mình ra khắp thế giới, như một tấm gương về giáo dục cho nhiều đất nước khác học tập nhằm tạo ra những thế hệ tương lai xuất sắc hơn cho đất nước mình.
Phần lớn những gì mà thế giới hay viết về giáo dục Phần Lan tập trung vào chính sách, điều này có thể hiểu được, nhưng nó có phần chưa phản ánh được đầy đủ nếu chỉ trong khái niệm hạn hẹp như thế này. Thái độ của các trường học và xã hội mà ở đó các chính sách này được thực hiện cũng quan trọng không kém.
Nhiều người hay tiêu cực, bi quan có thể lập luận rằng sự khác biệt về nhân khẩu học giữa Phần Lan và Vương quốc Anh hay các nước khác khiến cho việc so sánh các chính sách giáo dục trở nên vô nghĩa.
Dân số Phần Lan là đồng chủng, chỉ có 5% dân số được sinh ra bên ngoài đất nước Phần Lan và không nói được tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển. Điều này sẽ tạo ra ít căng thẳng cho các trường học, khi họ không phải nỗ lực lấp đầy khoảng cách ngôn ngữ và văn hóa vẫn tồn tại như ở những quốc gia khác.
Nhưng điều này chỉ đúng một nửa mà thôi. Sự đồng nhất về kinh tế của dân số nước này và sự công bằng trong xã hội – được phản ánh trong các trường học của Phần Lan đã góp phần vào sự thành công về giáo dục của Phần Lan. Và điều này không chỉ giới hạn trong giáo dục không thôi.
Phần Lan có mức bất bình đẳng về tiền lương thấp nhất trong số các quốc gia EU, trong khi Anh lại có tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ trẻ em nghèo ở Anh cao gấp đôi so với Phần Lan. Nếu các nhà lập pháp ở Anh hay ở bất kỳ quốc gia nào khác muốn cải thiện kết quả giáo dục cho tất cả mọi người, họ nên bắt đầu bằng cách lấp những khoảng cách đó thay vì đưa ra những chính sách kiểu như thành lập nhiều trường chuyên hơn.
Khi những khoảng cách này đã bị lấp đi rồi, việc loại bỏ các trường tương đương với trường chuyên và giới thiệu một hệ thống toàn diện được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện giáo dục Phần Lan.
Nhưng việc di chuyển đến một sân chơi bình đẳng như Phần Lan ở một quốc gia như Anh là điều không thể tưởng tượng được. Cuộc bầu cử gần đây ở Anh đã mang lại hy vọng về một xã hội công bằng hơn, nhưng ngay cả chính phủ Lao động cũng sẽ thất bại trong nỗ lực “quốc hữu hóa” các trường nội trú độc lập như Eton và Harrow về dưới tên của một hệ thống thực sự công bằng.
Nhưng công bằng không phải là điều duy nhất hệ thống giáo dục Phần Lan dành cho người dân và các trường học của mình, mà phần lớn là sự lựa chọn giáo viên nghiêm ngặt từ các ứng cử viên và khiến họ nhận được đào tạo thành công đẳng cấp thế giới.
Tuy nhiên, tham gia vào nghề nghiệp này cũng có tính cạnh tranh cao. Điều kiện làm việc của giáo viên và đặc tính của các trường học cũng có tác động lớn đến việc tạo điều kiện và cho phép giáo viên, học sinh của họ phát triển. Và tất cả là từ sự tin tưởng mà giáo dục Phần Lan dành cho giáo viên của mình.
Các giáo viên ở Phần Lan được trao nhiều trách nhiệm và được phép linh hoạt trong việc dạy và học những gì. Thành tích không được quan sát và phân loại. Thay vào đó, các cuộc thảo luận phát triển hàng năm giữa giáo viên và các lãnh đạo nhà trường cung cấp phản hồi của giáo viên về việc chính họ đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Những bản kế hoạch chi tiết cũng không phải là điều được trông đợi ở đây. Quan niệm cho rằng giáo viên phải cung cấp được bằng chứng để chứng mình những gì họ đã làm là một điều có thể nói là lố bịch ở Phần Lan. Mỗi giáo viên đánh dấu việc làm của mình khi nó mang lại lợi ích cho họ và các học sinh của họ, chứ không vì lợi ích của bất kỳ ai khác.
Trong khi hầu hết trẻ em sáu tuổi ở Anh đều phải tham gia kỳ thi toàn quốc, thì trẻ em trong độ tuổi này ở Phần Lan thậm chí còn chưa bắt đầu học chính thức ở trường. Khi các em đến trường, sự đánh giá của mình giáo viên của các em cũng đủ để tin cậy trong việc đánh giá học sinh rồi.
Không có ai dù ở trong hay ngoài trường học bị yêu cầu phải làm theo cách nào đó hay lịch trình nào đó. Và không ai ở đất nước này sử dụng dữ liệu để xây dựng nên những bảng xếp hạng hoặc gây áp lực lên các trường học.
Điều này ở Anh trái ngược với Phần Lan, nơi mà trường học có các nhà quản lý dữ liệu, nơi một số giáo viên được yêu cầu dùng bút màu gì để chấm điểm, nơi giáo viên trong một trường học nào đó vẫn phải viết kế hoạch cho mỗi bài học mà họ dạy, có thể là vào cuối tháng hàng tháng. Tất cả thời gian, tiền bạc và những nỗ lực đó vốn có thể được sử dụng tốt hơn.
Giáo viên bước vào nghề giáo với đầy động lực và nhiệt huyết. Họ đang làm việc vì những lý do chính đáng, tốt đẹp. Chúng ta phải tin tưởng nơi họ và giữ cho động lực ấy của họ còn sống mãi trong họ.
Để làm được điều này, chúng ta phải cung cấp cho họ những công cụ và thời gian cần thiết để hồi phục sau một ngày làm việc vất vả. Nếu giáo viên không bị cản trở bởi những công việc, những nhiệm vụ không có lợi cho họ hoặc cho học sinh, thì họ sẽ có thể làm việc một cách tốt hơn.
Những gì xã hội Phần Lan làm, có lẽ tốt hơn bất cứ nơi nào khác, là chăm sóc, đánh giá cao giá trị và tin tưởng lẫn nhau. Nếu những người đến thăm, những nhà lập pháp và nhà bình luận có thể rút ra một bài học từ hệ thống giáo dục Phần Lan, thì điều này nên là một bài học như thế.