Bài học kinh nghiệm sau khi triển khai khảo sát PISA

GD&TĐ - Ngày 28-29/11/2024, Cục Quản lý chất lượng tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm trong công tác triển khai khảo sát thử nghiệm PISA năm 2024.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Mục đích của hội thảo là tổng kết và rút kinh nghiệm từ quá trình triển khai khảo sát thử nghiệm Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2024.

Chia sẻ tại hội thảo, đại diện Cục Quản lý chất lượng cũng chia sẻ những hạn chế, khó khăn trong công tác tổ chức triển khai.

Cụ thể, về mẫu khảo sát: Sau khi chạy mẫu KSTN và gửi mẫu khảo sát về các trường để rà soát, Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La có 13 học sinh được chọn vào mẫu khảo sát đã nghỉ học. Điều này dẫn đến mất mẫu vì mẫu khảo sát không thể chạy lại. Tuy nhiên số lượng mẫu thực hiện khảo sát vẫn bảo đảm theo quy định.

Cơ sở vật chất: Ở nhiều trường, điều kiện về máy tính và đường truyền internet mặc dù đã được quan tâm, kiểm tra trước khi thực hiện, tuy nhiên trong quá trình khảo sát vẫn gặp phải một số lỗi về máy tính và đường truyền.

Đối với nền tảng đánh giá của OECD, lỗi đăng nhập, học sinh bị thoát khỏi Nền tảng đánh giá khi đang làm bài, đăng nhập lại không được do hệ thống báo sai mật khẩu. Một số trường hợp đăng nhập lại nhiều lần thì vào được và tiếp tục làm bài, một số trường hợp không thể khắc phục được lỗi này và học sinh phải bỏ dở bài khảo sát;

Lưu dữ liệu phần Bảng hỏi, một vài học sinh gặp lỗi thoát khỏi Nền tảng đánh giá, khi đăng nhập lại thì phần trả lời trước đó không được lưu, học sinh phải trả lời lại từ đầu; Trong Nền tảng đánh giá học sinh không thể gõ chữ Tiếng Việt có dấu, hiện ký tự lạ, lỗi dính chữ (có thể do Nền tảng đánh giá không tương thích với hệ điều hành của máy tính);

Một vài câu hỏi trong bài khảo sát còn xuất hiện trường hợp có phương án trùng nhau, lỗi kéo thả trên Nền tảng đánh giá.

Từ những thực tế đó, Cục Quản lý chất lượng cũng đưa ra các kinh nghiệm sau khảo sát như: đối với khảo sát chính thức, Cán bộ khảo sát nên là giáo viên phụ trách công nghệ thông tin để có khả năng xử lý nhanh có vấn đề phát sinh trong quá trình khảo sát;

Trước khi khảo sát, các trường cần rà soát kỹ về máy tính và đường truyền internet. Bên cạnh đó, trường cần chủ động làm việc với các ngành chức năng như: ngành điện lực, nhà mạng internet để bảo đảm các điều kiện khảo sát trực tuyến;

Ưu tiên khảo sát máy tính kết nối mạng LAN để bảo đảm tốc độ đường truyền; Bảo đảm máy tính dự phòng cho khảo sát ở mỗi trường tối thiểu là 10%;

Đối với các trường thuộc vùng khó khăn, học sinh chưa thành thạo trong việc sử dụng máy tính, có thể cân nhắc việc Cán bộ khảo sát trình chiếu và hướng dẫn phần giới thiệu chung cho học sinh cùng xem và thực hành.

PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện.

Sự phát triển của PISA bắt nguồn từ câu hỏi: “Điều gì quan trọng mà công dân cần biết và có thể làm?”. Mục tiêu của PISA là tạo ra các chỉ số đáng tin cậy, chất lượng cao về kết quả của hệ thống giáo dục, có thể so sánh giữa các quốc gia, nền kinh tế để thúc đẩy cải thiện và đổi mới.

PISA đánh giá học sinh 15 tuổi đang học tại trường ở lớp 7 trở lên, đây là một khảo sát theo độ tuổi chứ không phải theo lớp. PISA tập trung vào việc đánh giá năng lực của học sinh ở ba lĩnh vực: Toán học, Khoa học và Đọc hiểu với chu kỳ ba năm một lần.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi.

Mỹ và Iran đã đàm phán những gì?

GD&TĐ - Theo Reuters, Iran đã trao đổi trực tiếp với phía Mỹ trong cuộc đàm phán ở Oman về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề hạt nhân.