Bác sĩ Việt Đức "thất kinh" lôi bật lửa, đá sỏi, nilon... ra khỏi dạ dày bệnh nhân

GD&TĐ - Từng khối dị vật được đưa ra khỏi cơ thể bệnh nhân như bật lửa, viên đá, hòn sỏi… hầu hết màu đen do nằm lâu ngày trong dạ dày.

Dị vật được gắp ra từ dạ dày người bệnh.
Dị vật được gắp ra từ dạ dày người bệnh.

Mới đây, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 55 tuổi mắc tâm thần phân liệt được chẩn đoán nuốt dị vật thực quản dạ dày gây nguy hiểm tính mạng.

Khi tiến hành nội soi dạ dày của bệnh nhân, bác sĩ phát hiện vô số dị vật khác nhưng không thể lấy bỏ qua đường nội soi thông thường nên đã đề xuất phẫu thuật lấy các dị vật này.

Cách đây 1 năm, tại bệnh viện tỉnh, bệnh nhân nam này cũng được phẫu thuật để lấy một chiếc dao lam ở ngang mức hạ họng, miệng thực quản.

PGS.TS Nguyễn Đức Chính - Trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp phẫu thuật bệnh nhân cho biết: Qua hình ảnh nội soi, chúng tôi đã hình dung những "vật dụng" trong dạ dày người bệnh nhưng không ngờ nhiều và lớn đến như vậy. Khi mở dạ dày bệnh nhân thấy trong đó rất nhiều dị vật khác nhau.

Từng khối dị vật được đưa ra khỏi cơ thể bệnh nhân, khi thì cái bật lửa, khi thì là viên đá, hòn sỏi, khi là túi nilon, hạt bàng… hầu hết màu đen do nằm lâu trong dạ dày, phải mất hàng giờ đồng hồ chúng tôi mới lấy bỏ được toàn bộ ra khỏi dạ dày bệnh nhân.

Ngoài ra, vào cuối tháng 3/2019, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé nam 5 tuổi, trú tại Móng Cái vào viện trong tình trạng đau tức ngực, ho nhiều, sau khi nuốt phải một chiếc đinh ốc vít.

Sau khi chụp thấy hình ảnh dị vật, các bác sĩ quyết định chỉ định nội soi tiêu hóa cấp cứu gắp dị vật là 1 chiếc đinh ốc dài 3cm đã đi qua dạ dày, tá tràng, xuống hỗng tràng, vị trí cách dạ dày đã khá xa.

Vào 4/2019, tại Khoa Tai – Mũi - Họng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cũng tiếp nhận và điều trị cho 2 trường hợp bệnh nhân vào viện vì hóc dị vật.

Nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính, do đó chũng ta cần có những biện pháp phòng tránh như:

Khẩn trương định vị và lấy dị vật có nguy cơ gây tắc nghẽn đường hô hấp trên.

Nếu tắc nghẽn đường hô hấp đe dọa đến tính mạng và dị vật không thể lấy ra được thì phải nhanh chóng hội chẩn bác sĩ cấp cứu/gây mê/tai mũi họng và/hoặc xem xét việc mở khí quản cấp cứu.

Bệnh nhân với các dấu hiệu rõ ràng của tắc nghẽn đường thở hoặc đường tiêu hóa nên được đưa đi cấp cứu ngay lập tức; để bệnh nhân ở tư thế ngồi và có catheter dẫn lưu nước bọt.

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà, không chữa theo mẹo dân gian vì điều này có thể làm tổn thương thêm đường tiêu hóa và khiến bệnh thêm phức tạp.

Trẻ em có triệu chứng tắc nghẽn đường tiêu hóa trên hoặc chèn ép đường thở nên để bố mẹ bế giữ trẻ, tránh cho trẻ lo lắng và làm tình trạng hô hấp xấu đi, trong lúc đến bệnh viện để kiểm tra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.