Còn với bác sĩ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam), tri kỷ của ông lại là một loài cây cỏ, đẹp dịu dàng thùy mị, nhưng lại mạnh mẽ sống, mạnh mẽ chiến đấu với đời; và sẵn sàng cùng loài người chiến đấu bệnh tật. Thảo dược ấy có cái tên thật lạ: Cúc lục lăng! Chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Hoàng Sầm về “nhân duyên” với loại thảo dược này.
*Thưa ông, không phải trên đời này, ai cũng kiếm tìm được cho mình một tri kỷ thực thụ. Giờ đây, khi đã đến ngưỡng của một đời người, ông có thể nói gì về loài cây vẫn được ông coi là tri kỷ: Cúc lục lăng?
Đôi khi trong đời ta, ta không biết ai là tri kỷ của mình. Với tôi, một người lắng nghe được tôi, và tôi lắng nghe được người ấy, đó ắt hẳn là tri kỷ. Cúc lục lăng – đối với tôi, không chỉ là một cây thuốc như mọi cây thuốc khác, vô tri vô giác, mà đó là một “nhân duyên trời định” cho tôi. Tôi hiểu “nàng”, và “nàng” hiểu tôi. Trong yên lặng. Trong một sự thấu cảm kỳ lạ. Và tìm ra được sự kỳ diệu từ nhau.
Bác sĩ Hoàng Sầm bên "nàng" cúc lục lăng. |
*Ông lý giải sao về cụm từ “nhân duyên trời định”? Phải chăng nên hiểu thành “ta sinh ra là dành để cho nhau” theo trend của giới trẻ ngày nay?
Hiểu như thế cũng chẳng sai. Tôi “gặp” cúc lục lăng từ năm 6 tuổi. Gia đình nhà tôi có tới 13 đời làm thuốc. Khi tôi bắt đầu đi học, bố thường cho vào túi vải 1 nắm lá khô với lời dặn, “nếu bị đau họng, con cứ nhai lá này là được”. “Duyên trời định” là ở chỗ, không hiểu sao thời bé tôi rất hay bị đau họng, đau thường xuyên, nên “buộc phải” làm bạn chí cốt với loại lá này. Tôi không biết tên lá, chỉ nghe theo lời bố dặn và thấy vô cùng hiệu nghiệm.
*Nhấm nháp vị của lá thuốc vô danh thời ấy, ông còn nhớ chút hương vị gì không?
Cái nhớ đầu tiên không phải là hương vị, mà là sự ghi nhận cảm giác đau họng nhanh chóng bị đẩy lùi sau khi nhai 1-2 lá. Vị của lá này rất khác với nhiều loại cây thuốc Đông y khác, không có gì là ghê cả. Thứ nhất nó có mùi thơm, ngai ngái; thứ hai nó có vị hơi chát, nhạt nhạt, không có độc gì. Kí ức hồi bé của tôi về cúc lục lăng chỉ có vậy!
*Vậy tại sao suốt bao nhiêu năm trước, không hề thấy ông nhắc gì đến thảo dược này? Và dường như nhiều nhà nghiên cứu về cây thuốcở Việt Nam cũng không hề nhắc đến...
Đầu những năm 1964-1965, chiến tranh loạn lạc, tôi đi sơ tán trong rừng và di chuyển rất nhiều nơi. Vì thế, tôi mất liên lạc với gia đình. Lá cây ngày nào bố hay nhét vào túi vải cho tôi, tôi còn không biết tên. Bố lại cho lá khô, nên tôi không biết lá tươi hình dạng như thế nào. Vì thế, cứ mỗi lần trở trời, viêm họng là tôi phải tiêm penixillin. Nếu ai đã sống trong những thời điểm đó mới biết, tiêm penixilin cực kỳ đau, đau đến nỗi tôi thà viêm họng còn hơn bị tiêm. Nói ra thì ngại, chứ thời ấy, vì là trẻ con nên mỗi khi tiêm xong, quần, chân, dép đã ướt hết cả (cười)...
*Vậy là “duyên thì trời định”, nhưng mãi hơn nửa cuộc đời, ông và tri kỷ mới thực sự gặp được nhau?
Mấy chiếc lá khô thời trẻ theo tôi cả cuộc đời. Cho đến khi trở thành bác sĩ, tham gia giảng dạy bộ môn đông y tại Trường ĐH Y dược Thái Nguyên, tôi vẫn nuôi ước mơ tìm được chiếc lá ấy. Tôi đã đi tìm khắp nơi. Cho đến khi có điều kiện lặn lội về quê cũ, người xưa chẳng còn ai, hỏi han rất lâu mới biết ở bản Péo – Hoàng Seo Phì có loại cây này. Tôi lập tức xây dựng dự án nghiên cứu, từ đó mới hay ở Tả Phìn Hồ - Hà Giang cũng có...
*Hình như giờ đây ông đã mặc cho “nàng” một chiếc áo mới? Để người đời dễ tìm thấy hơn, được hưởng thụ nhiều hơn những tinh túy mà đất trời gửi gắm trong đó?
Nghiên cứu trong một thời gian rất dài, tôi đã kết hợp cúc lục lăng với một số loài thảo dược khác, đã ra đời được sản phẩm An Hầu Đan. Với tôi, đó là kết quả để đời, và nó đã được chứng minh qua thực tế là rất tốt. Ngậm 1 viên An Hầu Đan giờ đây không khác gì việc tôi đã nhai 1-2 lá khô từ hơn nửa trăm năm trước. Dễ chịu, các triệu chứng khó chịu của viêm họng, viêm amidan nhanh chóng biến mất; tình trạng viêm nhiễm bị chặn đứng; virus không còn điều kiện để tấn công cơ thể...
Đó chính là điều khiến tôi hài lòng nhất trong suốt quãng đời làm công tác nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn ông!