Nhiều trường hợp mất mạng chỉ vì ăn thức ăn để qua đêm
Gần đây, cậu bé Tiểu Lượng 2 tuổi, ở Phúc Châu (TQ), đột nhiên bị nôn ra máu. Trong vòng 5 tiếng cậu bé nôn 7 lần. Khi tới viện, cậu đã trong tình trạng sốc và nguy hiểm đến tính mạng.
Sau 8 ngày giải cứu, sức khỏe của Tiểu Lượng mới chuyển biến tốt hơn, bác sĩ sau khi tìm hiểu được biết, hóa ra gia đình đã cho Tiểu Lượng ăn trứng vịt muối để qua đêm.
Theo báo cáo, có một trường hợp nữa là Tiểu Vương, 28 tuổi, ở Vũ Hán sau khi ăn rau lạnh và bánh bao để qua đêm ở nhà, cậu bị suy thận cấp tính, và cuối cùng đã mất mạng.
Một số loại thực phẩm để qua đêm rất nguy hiểm, không chỉ trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu mà ngay cả những thanh niên khỏe mạnh cũng không thể chịu đựng được tác hại từ chúng.
Các loại thức ăn để qua đêm, chính là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, cảnh báo mọi người phải chú ý.
7 loại thực phẩm không để qua đêm
Trước hết, chúng ta phải hiểu khái niệm về thực phẩm để qua đêm: Thực tế, chỉ cần các thực phẩm để quá 8 tiếng, đều được coi là để qua đêm. Vậy những thực phẩm nào để qua đêm không nên ăn?
1. Rau lá xanh để qua đêm là nguy hiểm nhất
Nếu rau mua với số lượng lớn cùng một lúc, kiến nghị nên ăn càng sớm càng tốt, ví dụ như rau bắp cải, rau bina… Nếu muốn nấu nhiều hơn và để ăn ngày hôm sau, nên lựa chọn các loại củ, để tránh sản sinh quá nhiều nitrite.
Bình thường, lượng nitrite từ 0,2 đến 0,5 gram có thể gây ngộ độc. Thời gian ủ bệnh là 1-2 ngày và thời gian ngắn là 10 phút.
Hàm lượng nitrit trong rau thường là 1mg/kg, sau khi để qua đêm nó càng cao. Hàm lượng nitrit của dưa chua và thịt ướp trong tất cả các loại nguyên liệu tương đối cao.
2. Hải sản để qua đêm gây hại gan và thận
Các loại hải sản như cua, cá, tôm… sau khi để qua đêm sẽ sản sinh chất thoái biến của protein, gây nguy hiểm cho gan và thận.
Nếu đã mua quá nhiều hải sản, có thể cho hải sản sống vào túi hoặc hộp, cho vào tủ lạnh để giữ tươi, lần sau lại lấy ra nấu tiếp, không nên nấu chín hết hải sản rồi để qua đêm, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Các loại hải sản như cua, cá, tôm,… sau khi để qua đêm sẽ sản sinh chất thoái biến của protein, gây nguy hiểm cho gan và thận.
3. Trứng để qua đêm cũng rất nguy hiểm
Nhiều người thích ăn trứng lòng đào vừa mềm vừa ngon, nhưng vi khuẩn trong loại trứng này chưa được tiêu diệt, cộng thêm trứng có nhiều chất dinh dưỡng, rất dễ sản sinh vi khuẩn.
Vì vậy, để tốt nhất, trứng nên được ăn luôn sau khi nấu, tránh để trứng qua đêm.
4. Nấm tuyết nên cẩn thận
Bất luận là nấm tuyết hoang dã hay nấm nhân tạo… đều rất dễ sót lại rất nhiều nitrat. Nếu thời gian không chế biến, nấm sẽ chuyển sang màu vàng, lúc này nấm đã bị nhiễm khuẩn, nếu ăn rất dễ bị ngộ độc, gây hoa mắt, đau dạ dày và tiêu chảy.
Bất luận là nấm tuyết hoang dã hay nấm nhân tạo… đều rất dễ sót lại rất nhiều nitrat.
5. Canh không được đặt trong dụng cụ kim loại để qua đêm
Khi nấu canh, mọi người thường nấu một nồi lớn, để ăn ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu canh để trong nồi nhôm, hoặc nồi sắt trong thời gian dài sẽ gây kết tủa các chất có hại cho cơ thể.
6. Không ăn món kho nhừ để qua đêm
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, vào mùa hè các món kho nhừ không nên để qua đêm. Mặc dù được bảo quản trong tủ lạnh, cũng không hoàn toàn "phòng ngừa được nguy hiểm", bởi trong tủ lạnh chứa rất nhiều các "sát thủ" ẩn náu, sẵn sàng gây bệnh.
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, vào mùa hè các món kho nhừ không nên để qua đêm.
7. Không uống sữa đậu nành qua đêm
Thời hạn sử dụng của sữa đậu nành mới nấu rất ngắn, nên sử dụng trong vòng từ 2-4 giờ ở nhiệt độ phòng, nếu để quá thời gian trên lượng vi khuẩn sẽ tăng lên đáng kể.
Tốt nhất sau khi nấu chín, nên sử dụng ngay sữa đậu nành, hoặc để nguội và bảo quản trong tủ lạnh để tránh hư hỏng. Tuy nhiên, để sữa trong tủ lạnh không được quá 12 tiếng.