Sai lầm cấp đông vô tình biến thực phẩm thành nguồn gây bệnh

Đây chính là lời nhận định của các chuyên gia về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi nói về thực phẩm cấp đông.

Sai lầm cấp đông vô tình biến thực phẩm thành nguồn gây bệnh

Cấp đông không đúng sẽ khiến tủ lạnh “hóa” hang ổ cho vi khuẩn phát triển 

Ngày nay, tại các thành phố lớn, nhu cầu tích trữ thực phẩm để ăn dần là nhu cầu chính đáng của các bà nội trợ nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.

Thực phẩm thường được mua ở quê, sau đó cấp đông hoặc nhiều chị em có thói quen tìm đến địa chỉ tin cậy mua hàng cấp đông sạch (tôm - cá - thịt...) sau đó cho vào tủ đá để ăn dần trong cả tháng. 

Cấp đông và rã đông thực phẩm: Nhiều bà nội trợ làm sai vô tình biến thực phẩm thành nguồn gây bệnh - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia cho biết, việc cấp đông thực phẩm ngày nay là một thói quen của đại bộ phận người dân thành phố. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để đảm bảo nguồn thực phẩm cấp đông an toàn.

Và không phải cứ thực phẩm cấp đông là an toàn 100%. Nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen sai lầm như: để thực phẩm bên ngoài 1 thời gian trước khi cấp đông; lấy thực phẩm cấp đông ra rã đông xong lại cấp đông trở lại... và đó là thói quen không an toàn cho sức khỏe. 

Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy(Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng), thực phẩm ở chế độ cấp đông thường là thịt, cá, tôm, cua và những loại thức ăn có nguồn gốc động vật nói chung. Nếu là nguồn thực phẩm để dành thì phải tiến hành cấp đông ngay bởi vì chúng chứa rất nhiều đạm, rất dễ bị phân hủy, ôi thiu nếu để ở nhiệt độ bình thường. 

Điều quan trọng nhất trước khi tiến hành cấp đông là phải đảm bảo nguồn thực phẩm đó phải sạch và cấp đông ngay để đảm bảo độ tươi ngon, tránh nhiễm khuẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn thì cấp đông thực phẩm cũng trở thành vô nghĩa.

Việc chế biến sạch trước khi cấp đông là bắt buộc. Vì nếu không, vô tình bạn sẽ biến chiếc tủ lạnh thành nơi phát triển của các ổ vi khuẩn.

Trong khi đó, rau củ quả nói chung lại không nên để ở chế độ đông lạnh, chỉ nên bảo quản ở ngăn mát nhưng rất nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen giữ những thực phẩm này ở ngăn cấp đông hi vọng bảo quản được lâu hơn.

Thực tế, ở chế độ cấp đông lâu ngày, rau xanh và hoa quả sẽ mất các vitamin và khoáng chất, giá trị dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều, chỉ còn chất xơ là vẫn nguyên vẹn.

Cấp đông và rã đông thực phẩm: Nhiều bà nội trợ làm sai vô tình biến thực phẩm thành nguồn gây bệnh - Ảnh 3.

Tuy nhiên có một điều chắc chắn là nên bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật ở ngăn đông lạnh sẽ giúp miếng thịt giữ được giá trị dinh dưỡng, hạn chế tối đa nguy cơ bị hỏng, bị hao hụt dinh dưỡng nhất là khi bạn không có ý định sử dụng ngay loại thực phẩm này.

Bên cạnh đó, việc rã đông đúng cách đóng vai trò quan trọng không kém. Bạn bảo quản thịt ở ngăn cấp đông đúng cách nhưng làm không đúng quy trình rã đông thì cũng không có gì đảm bảo miếng thịt còn vẹn nguyên dinh dưỡng cũng như không loại trừ nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Thực phẩm cấp đông còn giá trị dinh dưỡng như thế nào phụ thuộc vào loại thực phẩm và công đoạn rã đông

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, thực phẩm cấp đông nếu không được rã đông đúng cách có thể bị kém vị, ôi thiu nhanh chóng.

"Tế bào thịt bị đông lạnh thành đá, khi phân rã nhanh sẽ vỡ ra, trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển", chuyên gia cho hay.

Cấp đông và rã đông thực phẩm: Nhiều bà nội trợ làm sai vô tình biến thực phẩm thành nguồn gây bệnh - Ảnh 4.

Do đó, để rã đông thực phẩm đúng cách, vị chuyên gia này đưa ra nguyên tắc hàng đầu: Sau khi rã đông thực phẩm cần chế biến ngay, tránh để lâu ở ngoài môi trường hay tiếp tục cấp đông trở lại.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh.

Để rã đông thực phẩm, bạn có thể sử dụng lò vi sóng ở mức nhiệt độ thích hợp, không quá lớn. Hoặc, bạn có thể cho thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ. Ở cách thứ hai, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để rã đông thực phẩm nhưng sẽ giúp thực phẩm giữ được nguồn chất dinh dưỡng tối đa.

Nhiều chị em thường có thói quen rã đông thực phẩm bằng cách ngâm vào nước lạnh. Theo ông Thịnh, thói quen này cũng tốt nhưng trước khi ngâm, bạn cần đảm bảo bọc thực phẩm kín trong túi nilon làm từ nhựa trong suốt để chất dinh dưỡng không bị thôi ra ngoài, không bị trôi theo nước và đảm bảo độ an toàn cho thực phẩm.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ