Bắc Giang tổ chức Ngày hội trái cây Lục Ngạn lần thứ II

GD&TĐ - Sáng 9/11 tại Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn tổ chức họp báo giới thiệu ngày hội Trái cây Lục Ngạn lần thứ II năm 2017.  

Họp báo công bố chương trình ngày hội
Họp báo công bố chương trình ngày hội

Ngày hội được tổ chức từ ngày 25 – 27/11 tại Khu vực vườn hoa trung tâm huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ngày hội có 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm của tỉnh Bắc Giang, trong đó Lục Ngạn có 60 gian hàng với trái cây, mỳ gạo, rượu, giấm, mật ong… Du khách đến ngày hội được tham quan vùng trồng cây ăn quả Lục Ngạn, tham dự các trò chơi dân gian, tham gia các hội thảo khoa học kết nối trái cây với kênh phân phối…

Theo ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ngày hội nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đến đông đảo người dân sự đặc sắc, phong phú, đa dạng các loại trái cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng.

Hiện nay, Lục Ngạn có hơn 26.000ha cây ăn quả các loại, trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc nước ta, với chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; giúp nông dân tiêu thụ nông sản; tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân; tạo cơ hội tìm hiểu, liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”; thu hút du khách để phát triển du lịch sinh thái, thu hút đầu tư… Trong lần tổ chức đầu tiên, ngày hội trái cây Lục Ngạn đã thu hút sự quan tâm của nhiều du khách, trong đó có cả các du khách nước ngoài. Chúng tôi muốn mở rộng quy mô ngày hội trong lần tổ chức thứ hai này.

Lục Ngạn là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, được thiên nhiên ưu đãi tạo nên một vùng khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp để phát triển nhiều loài cây ăn quả hàng hóa chất lượng cao. Có những giống cây là đặc sản nổi tiếng của các vùng miền đem về trồng tại Lục Ngạn đã cho năng suất, chất lượng tốt. Ngoài những điều kiện tự nhiên, để có sản phẩm cây ăn quả chất lượng cao, phải kể đến yếu tố quyết định là sự cần cù, chăm chỉ, thông minh, ham học hỏi của người dân nơi đây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.