Theo đó, mỗi trường có từ 1 đến 2 giáo viên tiếng Anh, chỉ đảm bảo dạy với thời lượng tối thiểu là 2 tiết/ tuần; nhiều giáo viên phải dạy quá số giờ quy định dẫn đến tình trạng quá tải, giáo viên không có đủ thời gian đâu tư chuyên môn, một số đơn vị phải hợp đồng thuê giáo viên nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Một số trường phải tạm ngừng việc dạy tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 4, 5 để ưu tiên dạy học Chương trình tiêng Anh 10 năm cho học sinh lớp 3.
Dự kiến năm học 2016-2017, để đảm bảo triển khai dạy 4 tiết/ tuần cho học sinh tiểu học bắt đầu từ lớp 3 sẽ thiếu khoảng 50 giáo viên, đến năm 2020 sẽ thiếu khoảng 210 giáo viên cho cấp tiểu học.
Công tác bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên tiếng Anh đuợc quan tâm nhưng kết quả chưa đạt yêu cầu, năng lực chuyên môn thực của giáo viên chưa có chuyển biến rõ nét về kỹ năng cũng như phương pháp giảng dạy.
Việc sử dụng, phát huy năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán ở cơ sở trong việc bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới phương pháp, kỹ năng giảng dạy, xây dựng môi trường ngoại ngữ còn hạn chế. Hầu hết đội ngũ giáo viên cốt cán được sử dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Sở GD&ĐT công bố giáo viên tiếng Anh các cấp học sau khi được bồi dưỡng, tự bồi dưomg và khảo sát theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tính đến tháng 11 năm 2015.
Theo đó, cấp tiểu học: Toàn tỉnh có tổng số 378 giáo viên, có 348 giáo viên đạt trình độ B2 trở lên (92%).
Cấp THCS: Toàn tỉnh có 733 giáo viên, trong đó 692 giáo viên đạt trình độ B2 trở lên (94,4%).
Cấp THPT: Toàn tỉnh có 327 giáo viên, trong đó 248 giáo viên đạt trình độ C1 (75,8%)…
Sở GD&ĐT Bắc Giang cũng cho biết, do chưa có quy định về khung năng lực ngoại ngữ trong tuyển dụng giáo viên nên sau khi được tuyển dụng vẫn tiếp tục phải bồi dưỡng, khảo sát gây ảnh hưởng đến việc phân công chuyên môn cũng như chất lượng giảng dạy tại các nhà trường...