Theo đó, UBND huyện Việt Yên chỉ đạo thống kê, lập danh sách số người cần di chuyển ra khỏi thôn Núi Hiểu theo từng nhóm đối tượng, số lượng từng nhóm.
Khi bố trí di chuyển cần phân loại theo nhóm yếu tố nguy cơ để sắp xếp bố trí trên cùng một chuyến xe như: Các trường hợp là F1, cùng nhà máy; cùng khu vực, nhà trọ, xóm trọ, phòng trọ; người có xét nghiệm âm tính lần 1, lần 2... Công nhân được phát trang phục bảo hộ, khẩu trang PCD trước khi di chuyển một ngày.
Bố trí đón công nhân theo khung giờ để tránh tập trung đông người. Địa điểm đón tại nơi có diện tích đủ rộng để bảo đảm khoảng cách khi chuẩn bị lên xe.
Công nhân được sát khuẩn tay nhanh, mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang trước khi lên xe; đứng xếp hàng cách nhau tối thiểu 2 m, hạn chế nói chuyện. Khi lên xe ngồi bắt đầu từ phía xa cửa lên xuống trước, ngồi giữ khoảng khách; mỗi xe vận chuyển không quá 50% số chỗ cho phép.
Khi di chuyển phải mở cửa sổ thông thoáng; không sử dụng điều hòa; trong quá trình di chuyển không được dừng đỗ. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn đồ dùng cá nhân của công nhân; phun khử khuẩn xe khi vào đón và khi rời khỏi địa điểm đón.
Khi xe đến khu cách ly, xuống xe theo thứ tự người lên sau xuống xe trước, luôn duy trì khoảng cách. Sau khi xuống xe yêu cầu sát khuẩn tay nhanh, dẫm chân, di chuyển vào khu cách ly theo phân luồng, cởi bỏ quần áo bảo hộ (để vào thùng rác quy định).
Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, khử khuẩn đồ dùng cá nhân khi xuống xe tại khu cách ly. Bố trí phòng cách ly cần quan tâm đến các yếu tố dịch tễ như cùng đối tượng F1, F2, cùng khu trọ, nhà trọ, phòng trọ, phân xưởng, nhà máy… để sắp xếp cùng một phòng, khu vực cách ly. Sau khi kết thúc chuyến vận chuyển phải thực hiện phun khử khuẩn và vệ sinh phương tiện.
Bắc Giang khẩn trương tháo gỡ vướng mắc khi đón công nhân trở lại làm việc
Ngày 6/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chủ trì hội nghị trực tuyến với các huyện, TP bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp để tổ chức lại hoạt động sản xuất.
Ông Lê Ánh Dương nêu, việc cho phép các DN trong KCN hoạt động trở lại là cần thiết bởi vừa bảo đảm “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa sản xuất, tránh đứt gãy hoạt động kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu và thất thu ngân sách địa phương. Đồng thời việc cho các DN đón công nhân hoạt động trở lại cũng giảm gánh nặng cho các địa phương trong công tác giám sát cách ly xã hội, bảo đảm phòng, chống dịch.
Các DN sẽ chịu trách nhiệm quản lý số công nhân này tại nơi sản xuất theo hướng ăn, ở và đi cùng xe về ký túc xá, không tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Trường hợp công nhân vào DN sản xuất nếu bị F0 sẽ khoanh vùng, xử lý các trường hợp liên quan tại xưởng sản xuất.
Đến nay, Sở Giao thông-Vận tải đã cấp 157 phù hiệu cho xe đưa đón công nhân theo hướng dẫn mới thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh để giúp DN thuận lợi đón công nhân trở lại làm việc theo quy định.
Trước thực trạng trên, các địa phương cần tập trung lực lượng vừa chống dịch vừa bảo đảm tiến độ xác nhận cho công nhân theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 2666/UBND-KTN của UBND tỉnh ban hành ngày 5/6/2021 về việc hỗ trợ DN đón lao động đủ điều kiện đi làm trở lại theo đúng 7 bước. Đón một công nhân cũng như hàng nghìn công nhân, không để công nhân tự ý di chuyển phương tiện cá nhân đến DN làm việc...
Ông Dương cũng chỉ đạo, các địa phương khẩn trương xét nghiệm lần 2 cho công nhân đang ở tại nhà theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh. Riêng huyện Việt Yên, nơi đang có nhiều công nhân nhất ở các KCN nhất tỉnh do đó cần tập trung cao để xác nhận cho công nhân. Đồng thời thành lập tổ y tế để kiểm tra tại các DN để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Đối với các DN ở ngoài KCN, các huyện, TP qua kiểm tra bảo đảm điều kiện an toàn thì cho phép hoạt động trở lại.
Đến nay, Sở Giao thông-Vận tải đã cấp 157 phù hiệu cho xe đưa đón công nhân theo hướng dẫn mới thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh để giúp DN thuận lợi đón công nhân trở lại làm việc theo quy định.