Bác bình dị mà bao la trong từng câu chuyện!

Bác bình dị mà bao la trong từng câu chuyện!

(GD&TĐ) - Giọng kể da diết, đầy xúc cảm câu chuyện Bác Hồ đến thăm các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng cùng phần thi văn nghệ Người đi tìm hình của nước hoành tráng đã mang về giải nhất cho bạn Phạm Thị Trang đến từ Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM.

Thí sinh Phạm Thị Trang đang kể câu chuyện “Bác Hồ đến thăm các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng” đoạt giải nhất.
Thí sinh Phạm Thị Trang đang kể câu chuyện “Bác Hồ đến thăm các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng” đoạt giải nhất.

Bác hiện ra trong từng câu chuyện vừa bình dị, gần gũi mà lại vừa bao la, vĩ đại đó là những gì đọng lại trong lòng mọi người tham dự đêm chung kết.

Tuy nhiên, xúc động nhất phải kể đến phần thi đoạt giải nhì của bạn Nguyễn Thụy Như Thùy đến từ Trường ĐH Sài Gòn với câu chuyện Tình yêu của Bác Hồ dành cho những khúc dân ca cùng giọng kể rưng rưng làm cho cả hội trường xúc động hồi tưởng theo từng phút giây cuối cùng Bác về với “Mác - Lênin thế giới người hiền”.

Câu chuyện Bức thư riêng đầy tình cảm lớn do bạn Nguyễn Thị Thanh Thanh (ĐH Luật TPHCM) kể về Bác chia sẻ nỗi đau mất mát người thân của gia đình bác sĩ Vũ Đình Tụng và câu chuyện Bữa cơm gia đình do bạn Võ Thanh Châu (ĐH Thể dục Thể thao TPHCM) kể về bữa cơm bình dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang về 2 giải ba.

4 giải khuyến khích được trao cho: Nguyễn Khắc Huy (ĐH Mở TPHCM), Dương Thị Thùy Trang (ĐH Kinh Tế TPHCM), Võ Kim Bảo (ĐH Sài Gòn), Đinh Hương Thảo (CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM).

Thí sinh Nguyễn Thụy Như Thùy đang kể câu chuyện “Tình yêu của Bác Hồ dành cho những khúc dân ca” đoạt giải nhì.
Thí sinh Nguyễn Thụy Như Thùy đang kể câu chuyện “Tình yêu của Bác Hồ dành cho những khúc dân ca” đoạt giải nhì.

Phát biểu tổng kết hội thi, nhạc sỹ Phan Hồng Sơn – Trưởng ban Giám khảo - nhận xét: Các tiết mục tham dự đêm chung kết được các đội tham gia đầu tư công phu, kỹ lưỡng, nhiều xúc động… Đặc biệt là một số câu chuyện kể có phần minh họa trên sân khấu rất sinh động.

8 câu chuyện cùng với 8 tiết mục văn nghệ của các bạn SV tham gia đêm chung kết với chủ đề “Sáng mãi tên Người” như những đóa hoa tươi thắm dâng lên Bác Hồ kính yêu nhân sinh nhật lần thứ 123 (19/5/1890-19/5/2013) của Người, góp phần giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ về lòng yêu nước, về ý chí và hoài bão, tinh thần cách mạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thúc đẩy tinh thần quyết tâm “Học tập và làm theo lời Bác” trong đoàn viên, thanh niên.

Đ/c Phạm Thị Thanh Kiều - Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM trao giải nhất và giải nhì cho 2 thí sinh: Phạm Thị Trang, Nguyễn Thụy Như Thùy
Đ/c Nguyễn Thị Thanh Kiều - Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM trao giải nhất và giải nhì cho 2 thí sinh: Phạm Thị Trang, Nguyễn Thụy Như Thùy

H.Chương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...