Ba Lan sắp đưa tới biên giới phía Đông 1.000 xe chiến đấu bộ binh Borsuk

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Lục quân Ba Lan sẽ có sức mạnh hàng đầu trong khối quân sự NATO, nhất là về lực lượng thiết giáp.
Ba Lan sắp đưa tới biên giới phía Đông 1.000 xe chiến đấu bộ binh Borsuk

Lần đầu tiên sau nhiều năm, ngành công nghiệp quốc phòng Ba Lan đã có thể đưa vào sản xuất hàng loạt một mẫu thiết bị quân sự được phát triển ở nước này. Chúng ta đang nói về xe chiến đấu bộ binh (IFV) Borsuk.

Tổng cộng 1.000 chiếc IFV loại này dự kiến ​​sẽ được chế tạo. Thêm vào đó, 400 phương tiện khác được sản xuất trên cùng một nền tảng, chẳng hạn như xe trinh sát, xe chỉ huy, xe hỗ trợ kỹ thuật, đợt giao hàng đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm tới.

Bản thân dự án đã bắt đầu từ 10 năm trước. Borsuk sẽ thay thế những chiếc BMP-1 cũ của Liên Xô được giao vào những năm 1970 - 1980, được đặt tên địa phương là BWP-1, hiện Quân đội Ba Lan có hơn 1.200 chiếc IFV cũ như vậy.

Khi tạo ra xe chiến đấu bộ binh Borsuk, nhiều thành phần nước ngoài đã được sử dụng, chẳng hạn như động cơ diesel MTU 8V199TE20 công suất 720 mã lực, hộp số tự động Perkins X300, pháo bắn nhanh Bushmaster II Mk 44S 30 mm, hệ thống tên lửa chống tăng Rafael Spike-LR...

Trọng lượng chiến đấu của IFV Borsuk là 28.000 kg, kíp điều khiển 3 người và mang theo được 6 binh sĩ. Tốc độ tối đa trên đường cao tốc là 65 km/h, khi bơi là 8 km/h. Dự trữ nhiên liệu cho tầm hoạt động 550 km. Vũ khí được đặt trong module chiến đấu điều khiển từ xa. Chỉ huy và pháo thủ có kính ngắm đa kênh.

Ba Lan sắp đưa tới biên giới phía Đông 1.000 xe chiến đấu bộ binh Borsuk ảnh 1

Xe chiến đấu bộ binh Borsuk của Ba Lan sẽ được triển khai ở phía Đông nhằm ngăn chặn nguy cơ từ Nga.

Những phương tiện chiến đấu bộ binh như vậy dự kiến sẽ đi vào đội hình được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther do Hàn Quốc sản xuất.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của Ba Lan để tạo ra IFV của riêng mình. Ví dụ vào thập niên 90, chiếc BWP-2000 nặng 29 tấn đã được thiết kế trên cơ sở phương tiện có tên SUM-Kalina.

Xe chiến đấu bộ binh này sử dụng tháp pháo của Ý, với pháo bắn nhanh 60 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm và hai bệ phóng tên lửa chống tăng BGM-71 TOW của Mỹ. Tuy nhiên tất cả đã kết thúc sau đó chỉ với 2 mẫu trình diễn.

Ảnh minh họa ITN.

Chim họa mi vẫn hót

GD&TĐ - Nó chạy thục mạng từ trong ngõ ra. Cái xe máy vừa lao đánh vèo qua trước mặt, xém chút nữa người nó chẳng còn nguyên vẹn.
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong một giờ học ở phòng thí nghiệm. Ảnh: NTCC

Dốc sức cho 'học kỳ 3'

GD&TĐ - Từ đầu tháng 6, hàng loạt trường đại học (ĐH) bắt đầu tổ chức học kỳ 3 (thường gọi là học kỳ hè) cho sinh viên có nhu cầu học lại, học vượt.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?