Ba Lan kiếm lợi hàng tỷ USD bán vũ khí cho Ukraine

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cuộc xung đột Nga-Ukraine dẫn đến xuất khẩu kỷ lục của tổ hợp công nghiệp quân sự Ba Lan, mang lại doanh thu hàng tỷ USD cho nước này.

Ba Lan kiếm lợi hàng tỷ USD bán vũ khí cho Ukraine

Theo dự báo, đến cuối năm 2023, xuất khẩu của các công ty tổ hợp công nghiệp quân sự Ba Lan sẽ đạt 1,7 tỷ zloty (390 triệu euro).

Maciej Milosz, người phụ trách chuyên mục của ấn phẩm Ba Lan Dziennik Gazeta Prawna viết trong bài báo của mình rằng đây sẽ là một kết quả kỷ lục, là hậu quả của cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Ấn phẩm lưu ý rằng, trong giai đoạn trước năm 2022, bất chấp những tuyên bố của cựu lãnh đạo Tập đoàn vũ khí Ba Lan (PGZ) về kế hoạch tăng kim ngạch xuất khẩu, nhưng trong nhiều năm qua, doanh số bán hàng của Tập đoàn này vẫn không có gì được cải thiện.

Có rất ít thay đổi theo chiều hướng tích cực trong những năm qua. Vào năm 2021, công ty đã có thể xuất khẩu các sản phẩm trị giá hơn 700 triệu zloty (hơn 161 triệu euro), tương đương với khối lượng của mỗi năm trong giai đoạn 2018-2020, nhưng ít hơn so với năm 2017.

Nhưng ngay sau khi Nga bắt đầu mở Chiến dịch Quân sự Đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, mọi thứ đã thay đổi chóng mặt, khi xuất khẩu của PGZ tăng gấp đôi, đạt gần 1,5 tỷ zloty (323 triệu euro) và dự báo sẽ còn tăng mạnh vào năm 2023.

Trong hai năm 2022-2023, các nhà sản xuất vũ khí Ba Lan kiếm lợi được rất tốt và dự báo doanh thu sẽ còn tiếp tục tăng lên, chừng nào xung đột Nga-Ukraine vẫn còn tiếp diễn.

Đóng góp đáng kể cho vấn đề này là hợp đồng cung cấp 54 khẩu pháo tự hành AHS Krab (“Con cua”) cỡ nòng 155 mm với số tiền 2,6 tỷ zlotys (600 triệu euro).

Ngoài ra, Quân đội Ukraine cũng mới đặt mua 10 nghìn khẩu súng trường tấn công GROT với giá 10 nghìn zloty mỗi khẩu (2,3 nghìn euro), tổng giá trị hợp đồng lên tới hơn 23 triệu euro (gần 25 triệu USD).

Ông Maciej Milosz cho rằng, người Ukraine có thể sẽ cần thêm một số hệ thống pháo tự hành Krab và súng trường tấn công loại này.

Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra điều đáng buồn là trong năm nay vẫn chưa có thêm hợp đồng mới nào được ký kết, có thể là do quan hệ giữa Kiev và Warsaw gần đây đang xấu đi nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong suốt gần 2 năm qua, loại tổ hợp phòng không vác vai (MANPADS) di động PPZR Piorun (còn gọi là Grom-M) của công ty Mesko cũng đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu thành công của Tập đoàn PGZ.

Chi phí của một tổ hợp MANPADS này là hơn 1.8 triệu euro, với giá mỗi quả đạn là hơn 500 nghìn zloty (khoảng 125.000 USD).

Vào năm 2022, những tổ hợp MANPADS này đã được Lithuania và Na Uy đặt hàng.

Ngoài ra, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với Slovakia, nước sẵn sàng mua 36 bệ phóng và một số lượng đạn với giá 65,8 triệu euro và Estonia cũng đã mua 100 bệ phóng với 300 tên lửa vào tháng 9 năm 2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô và trò Trường Tiểu học Triệu Ái thành kính dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ. Đức

Tháng 5 nhớ Bác...

GD&TĐ - Nhiều năm qua, Đền thờ Bác Hồ ở thôn Hà Xá (Quảng Trị) trở thành nơi tham quan, học tập của học sinh nhằm tưởng nhớ Người...
Minh họa/INT

Cảm ơn thầy đã 'thắp lửa'!

GD&TĐ - Lá thư này, em gói ghém tình cảm, kỉ niệm, niềm vui thầy trò trong năm học lớp 12 tuyệt vời, dành tặng thầy.
Ăn uống ngoài vỉa hè rất phổ biến ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng.

Ghi ở vỉa hè Hà Nội

GD&TĐ - Tối nay, tại quán phở yêu thích ở phố Quang Trung, lần đầu tiên tôi được đến gần những thực khách đến mức gần như có thể cảm nhận được hơi thở của họ.
Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Chiếc đèn bàn

GD&TĐ - Lúc này, giấc mộng tan đi, ánh sáng và bóng tối của chiếc đèn bàn hội tụ. Quá khứ qua đi để lại nỗi đau dù là nhỏ nhất trong tâm hồn…