Australia hợp tác với Việt Nam thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ

GD&TĐ - Ngày 14/6, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị chuyên đề và Lễ tốt nghiệp Khóa học ngắn hạn Học bổng Chính phủ Australia – Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo.   

Toàn cảnh Hội nghị chuyên đề
Toàn cảnh Hội nghị chuyên đề

Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo là một sáng kiến thuộc hợp phần Thúc đẩy Vai trò Lãnh đạo của Phụ nữ trong khuôn khổ Chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển Nguồn nhân lực (Aus4Skills).

Khóa học này nhằm thúc đẩy công bằng giới trong lãnh đạo. Khóa học dài 10 tháng bao gồm nhiều hoạt động sáng tạo tại Việt Nam và Australia đã giúp 19 giảng viên và các nhà quản lý tại các trường đại học miền núi phía Bắc và các đối tác liên quan tích lũy những kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời trở nên tự tin hơn để chủ động tham gia vào quá trình ra quyết định trong tổ chức và cơ quan mình.

Họ đã hoàn thành xuất sắc khóa học 10 tháng với những trải nghiệm học tập, đào tạo chuyên sâu cùng sự hỗ trợ kèm cặp và hướng dẫn của các chuyên gia  tại Việt Nam và Australia.

Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạodo Đại học Flinders, thành phố Adelaide, bang Nam Australia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới và Lãnh đạo nữ thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện.

Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo được tài trợ bởi Chính phủ Australia thông qua Chương trình Aus4Skills – nằm trong Chương trình Hợp tác Phát triển Australia – Việt Nam (Aus4Vietnam). Aus4Skills là chương trình hỗ trợ của Chính phủ Australia dành cho Việt Nam trong 5 năm, nhằm giúp Việt Nam tiếp cận và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững của Việt Nam cũng như tăng cường kết nối giữa hai nước.   

Các học viên chia nhóm, trình bày dự án của mình
 Các học viên chia nhóm, trình bày dự án của mình

Mỗi học viên của Hành trình đã xây dựng và triển khai dự án áp dụng các kiến thức, kỹ năng từ khóa học ngắn hạn này nhằm thúc đẩy công bằng giới trong lãnh đạo và tạo ra những thay đổi tích cực tại nơi làm việc và cộng đồng.

Các học viên đã trình bày kết quả dự án của mình trong phần Hội nghị chuyên đề với 5 nhóm vấn đề: Nâng cao năng lực cho lãnh đạo công bằng giới trong trường ĐH và doanh nghiệp tư; Giải quyết sự an toàn của phụ nữ trong khuôn viên trường và nơi làm việc; Xóa bỏ những rào cản của phụ nữ trong lãnh đạo: Nâng cao kiến thức và kỹ năng để ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Xây dựng mạng lưới đồng đẳng với các nhóm người bị cô lập để hỗ trợ sự hòa nhập và các cơ hội công bằng về giáo dục; Huy động sự lãnh đạo công bằng giới: Xây dựng chính sách và thực hành nhạy cảm giới.

Niềm vui của 19 học viên của Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo lần thứ nhất trong Lễ tốt nghiệp
 Niềm vui của 19 học viên của Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo lần thứ nhất trong Lễ tốt nghiệp

Sau phần Hội nghị chuyên đề, 19 học viên của Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo lần thứ nhất tham gia phần Lễ tốt nghiệp. Các học viên của Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo lần thứ hai(2018-2019) cùng tham gia phần sự kiện “tiếp bước hành trình” với 19 học viên của khóa đầu tiên. 

Đại sứ Australia tại Việt Nam – Ngài Craig Chittick cho biết: “Chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu bình đẳng giới. Bình đẳng giới là động lực của tăng trưởng kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam. Thông qua Chương trình Aus4Skills, chúng tôi đang hỗ trợ tăng cường sự đại diện của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo chính trị và trong quá trình ra quyết định ở mọi cấp bậc. Phụ nữ và nam giới sẽ có kỹ năng, kiến thức và sự tự tin để trở thành lãnh đạo hỗ trợ bình đẳng giới”.

Chị Đỗ Thị Anh Châm – Cán bộ Quản lý Mô hình Nhà tạm lánh – Phòng Tư vấn và Hỗ trợ Phát triển – Trung tâm Phụ nữ và Phát

Australia hợp tác với Việt Nam thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ ảnh 3

triển: Trước khi tham gia Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong lãnh đạo, tôi đã không bao giờ tin được mình có đủ tự tin, dũng cảm để truyền cảm hứng cho người khác về công việc bản thân đang theo đuổi. Nhưng giờ tôi có thể tự tin chia sẻ về công việc của mình ở Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Ngôi nhà Bình yên hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới. Tôi đã tự tin đối đầu thách thức và cảm thấy tự hào về những cố gắng của bản thân. Bây giờ tôi đã hiểu lãnh đạo không chỉ là quyền lực và địa vị mà còn là sức mạnh của sự lan tỏa, phát triển sự tôn trọng và truyền cảm hứng cho người khác. Tôi biết tôi làm cho ai và tôi làm vì cái gì.

Cô Vũ Thị Đức -Giảng viên Ban Y Dược Trường ĐH Tây Bắc:Tôi

Australia hợp tác với Việt Nam thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ ảnh 4

đã thay đổi sau Hành trình Hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo. Bây giờ tôi trở nên tự tin và mạnh mẽ hơn trong vai trò lãnh đạo tại trường ĐH. Tôi hiểu rằng để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả hơn, tôi cần phải tìm cơ hội để thúc đẩy ủng hộ phụ nữ và trau dồi kiến thức mới để hiểu rõ thế nào là bình đẳng giới thực sự. Mỗi ngày tôi sử dụng những ý tưởng và kiến thức từ hành trình này để thay đổi chương trình giáo dục với sinh viên cũng như để cử phụ nữ vào các vị trí ra quyết định và lãnh đạo trong trường tôi. Bây giờ tôi là một lãnh đạo nữ mạnh mẽ vì công bằng giới! Về cá nhân, chồng tôi và tôi quyết định sẽ nuôi dạy con trai và con gái để các con nhận thức rõ về vấn đề công bằng giới.

Cô Vũ Thị Thanh Thủy- Trưởng khoa Quản lý tài nguyên Trường

Australia hợp tác với Việt Nam thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ ảnh 5

ĐH Nông lâm (ĐH Thái Nguyên):Trước đây tôi không muốn xây dựng mạng lưới và kết nối. Tôi rất rụt rè. Nhưng bây giờ Hành trình hỗ trợ Phụ nữ trong Lãnh đạo đã truyền cho tôi sự tự tin và niềm tin mới. Tôi nhận ra rằng tôi có thể vượt qua sự rụt rè của mình để trở thành người lãnh đạo hiệu quả. Tôi như được hồi sinh và có động lực mạnh mẽ để tiến về phía trước. Vì những quy chuẩn và những định kiến tiêu cực trong xã hội mà những lãnh đạo nữ, đặc biệt là những người sống ở những vùng miền ở Việt Nam mà nam giới chiếm ưu thế hơn, luôn phải vượt qua nhiều thách thức khó khăn hơn so với đồng nghiệp nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ