Anh: Trẻ em dễ tổn thương “cô đơn” trong lệnh phong tỏa?

Anh: Trẻ em dễ tổn thương “cô đơn” trong lệnh phong tỏa?

Nhân viên của tổ chức từ thiện SHS (School Home Support) làm việc trong suốt cuộc khủng hoảng Covid-19 vẫn duy trì liên lạc thường xuyên với các gia đình có trẻ họ từng hỗ trợ ở trường học trước đó. Từ ngày 23/3 đến 6/5, họ báo cáo số trẻ em cần được giới thiệu cho các dịch vụ xã hội hỗ trợ tăng 750% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, trong tháng 4, nhà chức trách địa phương lại báo cáo số trẻ được đề nghị cho các dịch vụ xã hội bảo vệ giảm mạnh, trong đó một số khu vực của Anh giảm hơn 50% trong thời gian phong tỏa.

“Thông thường, tỷ lệ phần trăm của chúng tôi luôn phản ánh những con số tầm quốc gia” – giám đốc điều hành Jaine Stannard của SHS giải thích – “Nếu chúng tôi thấy những đề xuất tăng lên 7 lần trong khi những con số của cả nước giảm xuống, đó là do có rất nhiều lời đề xuất thường từ trẻ em có mặt ở trường học, câu lạc bộ và những nơi có người được đào tạo để xử lý các vấn đề về an toàn trẻ em”. Khi các em không tới trường thì số đề xuất từ trường học cũng giảm theo.

Tuy nhiên, bà lo ngại rằng trẻ em dễ tổn thương đang rất cần được bảo vệ đang bị cô đơn phía sau cánh cửa đóng kín.

Bà Stanard đã làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em hơn 30 năm nay và chưa bao giờ phải lo ngại về các em nhiều hơn bây giờ. Bà dự đoán, khi trẻ em trở lại trường học, chính phủ sẽ thấy “một cơn sóng thần những đề xuất bảo vệ trẻ em”.

“Trường học là một yếu tố bảo vệ trẻ em” – bà Stannard nói – “nếu trẻ em không được đi học, nhà trường có một quy trình để đảm bảo trẻ được an toàn”. Tuy nhiên, trong thời gian phong tỏa, việc này đã không diễn ra đối với từng em nhỏ dễ tổn thương. “Người ta không nhìn thấy những em nhỏ này” – bà cho biết.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.