Anh tìm cách phá thế độc quyền của uranium Nga

GD&TĐ - Anh đầu tư cho công ty liên doanh xây dựng cơ sở đầu tiên ở Tây Âu sản xuất uranium có hàm lượng cao, độ làm giàu thấp, phá thế độc quyền của Nga.

Anh sẽ xây dựng nhà máy sản xuất HALEU đầu tiên ở Tây Âu, cạnh tranh uranium Nga.
Anh sẽ xây dựng nhà máy sản xuất HALEU đầu tiên ở Tây Âu, cạnh tranh uranium Nga.

Vương quốc Anh đang tìm cách phá vỡ thế độc quyền uranium Nga trên thị trường bằng việc đầu tư 196 triệu bảng Anh (246 triệu USD) để xây dựng cơ sở đầu tiên ở Tây Âu sản xuất uranium có hàm lượng cao, độ làm giàu thấp (HALEU).

Khoản tài trợ này sẽ được cung cấp cho Urenco, một tập đoàn liên doanh Anh-Hà Lan-Đức - để sản xuất HALEU, loại nhiên liệu cần thiết cho hầu hết các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) tiên tiến nhất.

Các lò phản ứng mô-đun tiên tiến, nhỏ hơn và có thể được sản xuất tại các nhà máy, có thể thay đổi cách xây dựng các nhà máy điện bằng cách giúp việc xây dựng nhanh hơn và ít tốn kém hơn.

Các công ty trên khắp thế giới đang phát triển SMR đang dựa vào HALEU để cung cấp năng lượng cho chúng, nhưng hiện tại loại uranium được làm giàu này chỉ được sản xuất thương mại bởi Tenex của Nga, một công ty con của tập đoàn hạt nhân nhà nước Rosatom.

Bộ trưởng hạt nhân và năng lượng tái tạo Andrew Bowie nói với các phóng viên: “Tiềm năng còn rộng hơn cả thị trường nội địa Anh. Chúng tôi có những đồng minh tiếp xúc nhiều hơn với Nga và họ sẽ tìm cách tối đa hóa cơ sở của Urenco ở Anh."

Nhà máy sản xuất đầu tiên dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2031 ở phía tây bắc nước Anh.

London đã đặt mục tiêu tăng công suất điện hạt nhân lên 24 gigawatt vào năm 2050, tương đương khoảng 1/4 nhu cầu điện dự kiến.

Theo dữ liệu gần đây từ chính phủ Anh và đơn vị Electricite de France SA của Anh, sản lượng điện hạt nhân ở Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 40 năm vào năm ngoái, sau khi 6 lò phản ứng ngừng hoạt động từ năm 2021.

Vương quốc Anh hiện có 9 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại 5 địa điểm nhưng một số trong số đó sắp hết thời gian hoạt động.

Việc thúc đẩy sản xuất HALEU diễn ra khi phương Tây tìm cách giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga do xung đột Ukraine.

Năm ngoái, công ty Centrus Energy của Mỹ tuyên bố đã sản xuất lô nhiên liệu nhỏ đầu tiên như một phần trong chiến lược của Washington nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu từ Nga. Giữa tháng 4, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố đã sản xuất được 90kg uranium được làm giàu mạnh, đồng thời khẳng định sẽ sản xuất được gần 1 tấn vào cuối năm nay.

Mỹ đã hạn chế nhập khẩu uranium của Nga ở mức 20% nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, năm ngoái nước này đã nhập khẩu gần 1,2 tỷ USD uranium của Nga, số lượng lớn nhất kể từ năm 2009.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.