Anh: Học viên rối loạn sức khoẻ tâm thần vì khủng hoảng phí sinh hoạt

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên tại Anh thừa nhận khủng hoảng chi phí sinh hoạt, gây ra bởi chiến tranh Nga – Ukraine, đang đẩy họ vào áp lực tài chính nặng nề và các vấn đề tâm lý sức khoẻ.

Chi phí sinh hoạt tăng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, sinh viên Anh.
Chi phí sinh hoạt tăng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, sinh viên Anh.

Nữ sinh Saeda Dahab, 16 tuổi, sống tại Southampton, chia sẻ: “Không chỉ phụ huynh, học sinh chúng em cũng cảm thấy lo lắng khi chi phí sinh hoạt gia tăng. Với tình hình này, nghĩ về tương lai còn nặng nề hơn thực tại. Một vài tháng trước, em bắt đầu làm thêm để giúp mẹ trả các hóa đơn ngày một tăng cao”.

Theo Dahab, nữ sinh đang trải qua giai đoạn căng thẳng vì vừa học vừa lên kế hoạch cho tương lai đồng thời phải cân nhắc đến gánh nặng chi phí đặt lên gia đình. Để tiết kiệm tiền, em không đi chơi cùng bạn bè, không học thêm sau giờ học hay đi đến những khu vực vui chơi dành cho thiếu niên.

Đặc biệt, nữ sinh đang cân nhắc học nghề thay vì học đại học như mong muốn vì phí đại học hiện nay tương đối đắt đỏ. Trong khi đó, thanh thiếu niên được khuyến khích và tạo điều kiện học nghề.

Căng thẳng cũng là tâm trạng chung của nhiều sinh viên đại học Anh. Em Angelica Kanu, 19 tuổi, học ngành Hóa học tại Trường Đại học Oxford, thừa nhận tình hình hiện nay khiến em rơi vào trầm cảm.

Nữ sinh giãi bày, chi phí ngày một đắt đỏ nên gia đình không thể tiếp tục hỗ trợ em về mặt tài chính. Em sẽ phải tự lo lấy các khoản phí sinh hoạt và sắp tới có thể là học phí. Dù muốn tập trung vào việc học, em vẫn không khỏi lo lắng một ngày sẽ phải rời khỏi trường vì cảnh nghèo túng.

Em Vaios Koukouletso, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Solent, Southampton, chia sẻ: “Hiện nay, nhiều sinh viên tìm đến các chương trình hỗ trợ như ngân hàng thực phẩm, phiếu giảm giá thực phẩm... Số lượng sinh viên nộp đơn xin hỗ trợ cũng tăng cao. Ước tính, hiện nay, hơn 300 sinh viên đã đăng ký trong khi con số này vào năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019 lần lượt là 124 và 156”.

Trong khi đó, ông Matt Daley, bộ phận Hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Solent, nhận thấy, ngày càng nhiều sinh viên tìm đến phòng tư vấn học đường vì gặp vấn đề sức khoẻ tâm thần do gánh nặng tài chính gây ra. Nhiều em bật khóc vì gia đình không thể hỗ trợ chi phí học tập và sinh hoạt khi giá cả ngày một đắt đỏ.

“Điều chúng tôi lo lắng nhất là sinh viên sẽ bỏ học giữa chừng vì áp lực tâm lý hoặc vấn đề tài chính. Các em đã phải rất khó khăn để vượt qua khủng hoảng do Covid-19 gây ra nhưng giờ lại đối mặt với bài toán kinh tế”, ông Daley cho hay.

Với những sinh viên sắp ra trường, cơ hội tìm kiếm việc làm ngày một mong manh. Từ dịch Covid-19 và mới đây nhất là chiến tranh Nga – Ukraine đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Anh khiến cơ hội tuyển dụng thu hẹp.

Người phát ngôn của Bộ Giáo dục Anh khẳng định, học sinh, sinh viên không phải lo lắng quá mức về tình hình tài chính trong thời gian học tập.

“Bên cạnh quỹ hỗ trợ của trường học, chúng tôi đã yêu cầu Văn phòng Sinh viên phân bổ hơn 250 triệu bảng Anh để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và sinh viên cần trợ giúp kịp thời. Các khoản trợ cấp và cho vay dành cho sinh viên tại Anh dự kiến sẽ tăng thêm 2,3% trong năm 2023”, đại diện Bộ Giáo dục cho biết.

Cuộc chiến Nga – Ukraine đang gây tác động lớn lên nền kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước phương Tây. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự đoán lạm phát sẽ tăng lên 10% vào cuối năm 2022.

Theo BBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...