Anh: Học sinh dùng nước cam làm sai lệch kết quả xét nghiệm COVID-19 để...nghỉ học

GD&TĐ - Nhiều học sinh đã phát hiện ra rằng việc sử dụng nước cam có thể tạo ra kết quả dương tính COVID-19 giả để được nghỉ học 2 tuần.

Kết quả giả có thể có hiệu lực trong thời gian ngắn bởi những người có biểu hiện dương tính phải thực hiện xét nghiệm PCR để cho ra kết quả chính xác hơn. (Ảnh: Maureen McLean/Rex/Shutterstock)
Kết quả giả có thể có hiệu lực trong thời gian ngắn bởi những người có biểu hiện dương tính phải thực hiện xét nghiệm PCR để cho ra kết quả chính xác hơn. (Ảnh: Maureen McLean/Rex/Shutterstock)

Hiện tượng này không phải do trong nước trái cây có virus mà tính axit của nó  về cơ bản có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Hiệu ứng này cũng đã từng xuất hiện đối với một số loại thực phẩm và đồ uống khác như nước sốt cà chua và Coca-Cola.

Một số học sinh ở Anh cho rằng đây là một cách tuyệt vời để được nghỉ học 2 tuần.

“Thủ thuật” này cũng đã được giới thiệu trên TikTok với các chất lỏng khác nhau. Đã có hơn 6,5 triệu lượt xem các video với cụm từ tìm kiếm #fakecovidtest.

Jon Deeks - giáo sư tại Đại học Birmingham, đã chỉ trích phương pháp này. “Kết quả dương tính không chỉ ảnh hưởng đến đứa trẻ đó mà còn ảnh hưởng đến gia đình và trường học. Đây là một việc làm khá ích kỷ. Có nhiều cách hơn để nghỉ học mà ít ảnh hưởng đến người khác hơn.”

Việc làm giả kết quả các xét nghiệm dương tính có thể gây ra mối lo ngại. Trước hết, mọi người trong gia đình phải tự cách ly ngay lập tức nếu trong nhà có người dương tính. Tuy nhiên, sự gián đoạn này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi những người có kết quả dương tính phải thực hiện xét nghiệm PCR để xác nhận chính xác tình trạng.

Geoff Barton - tổng thư ký của Hiệp hội các nhà lãnh đạo trường học và đại học cho biết: “Việc làm giả kết quả xét nghiệm là vô ích và chúng tôi đặc biệt không khuyến khích hành vi này. Chúng tôi chắc chắn rằng điều này liên quan đến một thiểu số rất nhỏ học sinh và phần lớn các xét nghiệm được thực hiện đúng cách.”

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.