Ấn tượng triển lãm“Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”

GD&TĐ - Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Festival nghề truyền thống Huế 2017 ( từ ngày 28/4 đến 2/5), Bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

 Nhiều bạn trẻ thích thú khi đến xem triển áo dài
Nhiều bạn trẻ thích thú khi đến xem triển áo dài

Triển lãm tập trung vào 3 chủ đề chính: Lịch sử, nguồn gốc áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; Áo dài phụ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh; Áo dài Việt Nam – niềm tự hào dân tộc.

Áo dài là trang phục truyền thống gắn bó lâu đời và trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc, niềm tự hào của người Việt. Từ xa xưa, áo dài được biết đến là trang phục chung của cả nam và nữ, từ vua quan xuống đến thường dân.

Nhưng khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ văn hóa của trang phục truyền thống người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón của người phụ nữ. Vẻ đẹp tinh tế và sự duyên dáng của chiếc áo dài phần nào đã nói lên hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với nét yêu kiều, dịu dàng, thướt tha, thanh lịch, làm rung động biết bao tâm hồn thi sĩ, tao nhân mặc khách qua nhiều thế hệ.

Không gian triển lãm áo dài Việt
Không gian triển lãm áo dài Việt 

Chiếc áo dài không chỉ thể hiện văn hóa mặc, văn hóa giao tiếp mà còn chứa  đựng cả  tâm hồn, tính cách của người phụ nữ Việt Nam. Dù ở bất kỳ thời đại nào, trang phục áo dài vẫn luôn chiếm vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, xã hội, trong giao tiếp và kể cả lúc đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với trang phục áo dài đi qua khói lửa chiến tranh, với vẻ đẹp đầy khí phách hiên ngang khiến quân thù khiếp sợ đã trở thành biểu tượng cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, được thế giới ngưỡng mộ.

Trong dòng chảy chung của lịch sử áo dài Việt, áo dài Huế có vị trí hết sức quan trọng. Áo dài ở Huế không chỉ là trang phục trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, mà còn là trang phục của các giai tầng xã hội trong triều đình phong kiến.

Với vị trí là thủ phủ của xứ Đàng Trong qua 9 đời chúa Nguyễn, kinh đô Phú Xuân dưới thời Tây Sơn, kinh đô Việt Nam dưới thời các vua triều Nguyễn, nơi hội tụ, tiếp biến, giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa, đã tạo cho văn hóa Huế nói chung và con người Huế với tà áo dài truyền thống những nét đặc sắc riêng biệt.

Đặc biệt, áo dài Huế không chỉ là trang phục mà còn được ví như tính cách, tâm hồn của người Huế, nhất là người phụ nữ, dù thân phận có khác nhau, một nắng hai sương hay cung tần, mỹ nữ, quý phi, hoàng hậu … vẫn gắn bó với áo dài truyền thống.

Triển lãm “Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” Với điểm nhấn là bộ sưu tập áo dài Vua, quan và các phi tần trong cung triều Nguyễn của nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng, nhằm dựng lại một không gian văn hóa, lịch sử, mà ở đó, chiếc áo dài được sử dụng rộng rãi và là nét đặc sắc riêng của vùng đất Cố đô.

Bên cạnh đó là  hình ảnh những chiếc áo dài đồng hành với người phụ nữ đi qua khói lửa chiến tranh với hình ảnh con người thực, việc thực đã góp phần làm nên lịch sử Việt Nam thế kỷ XX và những chiếc áo dài hiện đại của bà Hồ Thị Quế, của ông Lê Thiện Gia – chủ nhà may Chi thiết kế .

Thông qua triển lãm “Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, là dịp để tôn vinh chiếc áo dài Việt và gửi đến công chúng  thông điệp về việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Áo dài Việt Nam, giữ gìn tinh hoa nghề Việt và góp phần vào thành công chung của Festival Nghề Truyền thống Huế 2017.

Một số hình ảnh tại triển lãm Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đang diễn ra tại Huế:

Ấn tượng triển lãm“Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” ảnh 2Ấn tượng triển lãm“Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” ảnh 3Ấn tượng triển lãm“Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” ảnh 4Ấn tượng triển lãm“Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” ảnh 5Ấn tượng triển lãm“Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” ảnh 6Ấn tượng triển lãm“Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” ảnh 7Ấn tượng triển lãm“Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” ảnh 8

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.