Đồng thời chương trình cũng chia sẻ các thực hành tốt về giảng dạy chủ đề về an toàn sử dụng internet trong nhà trường.Những người tham gia Tọa đàm, là các chuyên gia về IT và an toàn Internet, các nhà làm giáo dục, công tác xã hội cùng đông đảo các giáo viên và học sinh đến từ các trường cấp 2, cấp 3 tại Hà Nội.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Quốc Phong đưa ra những con số thực tế cứ 1 trong 4 trẻ đã từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội; cứ 1 trong 3 trẻ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng. Bên cạnh đó, mỗi ngày có hơn 720000 hình ảnh về xâm hại trẻ em được đưa lên mạng.
Thầy cô giáo và nhà trường không thể ngăn cấm trẻ em tiếp xúc với Internet, điều chúng ta cần là giáo dục cho các em biết cách xử lý và đối mặt với các rủi ro để tự bảo vệ mình trong môi trường mạng rộng lớn. Điều này cũng tạo nền tảng kỹ năng để các em phát triển lành mạnh, tự chủ, tự bảo vệ bản thân trong cuộc sống hiện tại.
Chia sẻ về phương pháp, cách thức giảng dạy “An toàn trên mạng Internet” trong nhà trường, Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc MSD nhấn mạnh đến phương pháp sử dụng ngôn ngữ của trẻ; trao đổi với trẻ thay vì dạy; cho trẻ học qua trải nghiệm; đưa ra những số liệu, bằng chứng đáng tin cậy; có thông điệp rõ ràng và thực tế; và cần tế nhị khi điều hành các hoạt động học tập về xâm hại một cách tế nhị.
Theo Giám đốc MSD “Học hỏi là một trong các yếu tố quan trọng khi chúng ta kể cả giáo viên hay gia đình hướng dẫn trẻ em an toàn trên mạng internet. Trẻ em hiện giờ thích ứng với công nghệ rất nhanh và người lớn có thể còn không theo kịp. Chính vì thế, nói là giảng dạy "An toàn trên mạng internet" trong nhà trường nhưng thực ra chính là trao đổi, chia sẻ và cùng thảo luận các phương án hoặc các hành vi tốt nhất để thích ứng và đối phó với những rủi ro tác hại của internet".
Trao đổi thảo luận tại tọa đàm |