An toàn là trên hết

An toàn là trên hết

Ở nhóm địa phương có nguy cơ thấp, song song với việc tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 15, lãnh đạo các tỉnh cũng tính toán nghiên cứu tái lập lại hoạt động trên cơ sở bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ, trong đó có cả hoạt động giáo dục - đào tạo.

Thận trọng đối với nhóm nhỏ tuổi, ưu tiên lựa chọn bậc học cao hơn và cuối cấp, một số tỉnh, thành đã quyết định cho học sinh trở lại trường sau thời gian giãn cách xã hội trên toàn quốc. Cà Mau là địa phương đầu tiên đồng ý cho học sinh khối 9 và 12 trở lại trường vào ngày 20/4. 

Cũng vào ngày này, Thái Bình cho học sinh lớp 9 khối THCS, khối THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đi học trở lại. Tỉnh Vĩnh Long cho học sinh cuối cấp đi học lại vào ngày 27/4.  Một số tỉnh khác như Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Nam, Thanh Hóa... cũng dự kiến cho học sinh đi học lại từ tháng 5…

Trong bối cảnh dịch bệnh đang dần được kiểm soát, việc cho học sinh đi học trở lại ở các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp là quyết định cần thiết để hoạt động giáo dục và đào tạo từng bước đi vào ổn định. Điều này cũng phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về việc cần có biện pháp thận trọng phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại bình thường, vừa đề cao các yêu cầu phòng chống dịch, vừa duy trì được sự liên tục của hoạt động kinh tế - xã hội ở mức độ nhất định, đồng thời bảo đảm sự ổn định về việc làm và an sinh xã hội.

Dù vậy, diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp ở trong nước và trên thế giới, nếu không bảo đảm các yếu tố an toàn vệ sinh dịch tễ khi học sinh đi học lại, nguy cơ truyền/nhiễm bệnh trong học đường rất có thể xảy ra. Vì thế, song hành với việc dạy học, cơ sở giáo dục phải đặc biệt quan tâm công tác phòng chống dịch, không được lơ là, buông lỏng.

Để bảo đảm an toàn cho học sinh, một số tỉnh, thành đã có những giải pháp phù hợp. Như ở Cà Mau, ngành GD-ĐT tỉnh này yêu cầu học sinh phải đeo khẩu trang từ nhà đến trường, rửa tay bằng xà phòng hay nước diệt khuẩn, giữ khoảng cách 2m với nhau ngay từ cổng trường cho đến lớp học, không tụ tập đông người ở sân trường trong giờ giải lao… Nhà trường chia nhỏ sĩ số lớp học với quy định giãn cách 2m/em, chia theo từng lớp hay khối lớp, khối chuyên…

Với các địa phương có nguy cơ cao, yêu cầu đặt ra cao hơn. Mới đây, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã lưu ý: “Chúng ta có Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lây nhiễm cho các doanh nghiệp hoạt động an toàn thì trường học cũng phải như vậy” và ông đề nghị thành phố cân nhắc việc xây dựng bộ tiêu chí trong trường phổ thông, đại học... khi trường lớp mở cửa trở lại. Nếu học sinh đi học lại vào tháng 5, bộ tiêu chí này sẽ được áp dụng trong điều kiện thành phố vẫn có người bị nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm.

An toàn cho học sinh và giáo viên là trên hết, đó là mệnh lệnh đặt ra cho toàn ngành trong bối cảnh đưa các em trở lại trường. Để làm được điều này, ngoài trách nhiệm của chính quyền địa phương, nỗ lực của nhà trường, rất cần sự chung sức của phụ huynh cũng như việc nâng cao ý thức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.