Án phạt nặng cho nhóm thanh niên đua xe gây rối trật tự công cộng giữa dịch Covid-19

Án phạt nặng cho nhóm thanh niên đua xe gây rối trật tự công cộng giữa dịch Covid-19

Ngày 31/5, Toà án nhân dân huyện Đông Anh đưa vụ án gây rối trật tự công cộng (TTCC) xảy ra trên địa bàn thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh) ra xét xử.

14 bị cáo gồm nam, nữ thanh niên, phần lớn đều sinh ra, lớn lên trên địa bàn huyện Đông Anh.

Đó là Lê Quang Khải, Trần Ngọc Minh (cùng sinh năm 2003, trú ở xã Kim Chung); Nguyễn Văn Khang (sinh năm 2003, trú ở xã Cổ Loa); Lê Minh Chiến (sinh năm 2001, trú ở xã Nam Hồng); Nguyễn Thị Vân Anh (sinh năm 2001, trú ở xã Dục Tú); Nguyễn Văn Hải (sinh năm 2002, trú ở xã Nam Hồng); Nguyễn Đức Đạt (sinh năm 1996, trú ở xã Việt Hùng); Phạm Đức Vinh (sinh năm 2002, trú ở xã Việt Hùng); Nguyễn Thanh Tùng (sinh năm 2002, trú ở xã Vân Nội); Nguyễn Văn Long (sinh năm 2000, trú ở xã Cổ Loa); Nguyễn Việt Tiến (sinh năm 1999, trú ở xã Cổ Loa); Trương Bảo Long (sinh năm 2004, trú ở xã Cổ Loa); Ngô Quốc Thùy (sinh năm 2002, trú ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn) và Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1998, trú ở xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn).

Trước tòa, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi gây rối trật tự công cộng như cáo trạng truy tố.

Hội đồng xét xử cho rằng: “Giữa lúc toàn xã hội đang phải gồng mình phòng, chống dịch Covid-19 thì các bị cáo lại tụ tập nhau điều khiển mô tô, xe máy lạng lách, đánh võng gây mất trật tự công cộng”. Hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội “Gây rối trật tự công cộng”, theo Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Toà án nhân dân huyện Đông Anh đã quyết định tuyên phạt Lê Quang Khải, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Đức Đạt, Trương Bảo Long cùng mức án 10 tháng tù và Trần Mạnh Hùng 12 tháng tù. 

Các bị cáo còn lại lần lượt bị tuyên phạt từ 6 tháng tù (hưởng án treo) đến 8 tháng tù giam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.