Ăn lẩu gà ngày Tết phải “đính kèm” với những loại rau sau, nồi lẩu ngọt vị thơm lừng, tăng gấp đôi dinh dưỡng

Ăn lẩu gà ngày Tết phải “đính kèm” với những loại rau sau, nồi lẩu ngọt vị thơm lừng, tăng gấp đôi dinh dưỡng

Rau muống chẻ

Lẩu gà không thể thiếu rau muống chẻ. Chị em nội trợ nên chọn rau muống nước, vì thân của loại rau này khá mềm, thân cũng không lớn, vừa giúp nồi lẩu thơm ngon hơn, lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chị em khi mua rau muống về, chú ý nhặt sạch lá héo, rửa sạch rồi chẻ thành từng sợi nhỏ. Sau đó bỏ rau vào 1 chậu nước muối pha loãng ngâm trong vòng 15 phút để loại bỏ bớt nhựa. Rửa lại 2 lần nữa bằng nước sạch, để ráo.

Măng chua

Măng chua sẽ giúp nồi lẩu gà của bạn thêm đậm đà. Tuy nhiên, vì măng chứa nhiều thành phần gây độc, nên chị em cần phải sơ chế thật sạch. Chị em nên chọn măng có màu trắng, mùi thơm. Khi sợ chế thì rửa qua, để ráo, rồi luộc qua với nước muối pha loãng để loại sạch chất độc. 

Hoa chuối

rau 2

Hoa chuối bạn có thể mua sẵn hoa đã bào ở ngoài hàng, hoặc mua về tự bào. Với hoa chuối tự bào, sau khi bào xong, chị em nhớ ngâm vào nước muối cho bớt nhựa trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngải cứu

Ngải cứu là một loại rau quen thuộc nhất của lẩu gà. Ngải cứu không chỉ được biết đến là loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, mà còn giúp đào thải độc tố trong cơ thể, và gia tăng hương vị cho món lẩu gà. 

Trên đây là một số loại rau nên ăn kèm với lẩu gà sẽ rất tốt cho sức khỏe và đảm bảo hương vị món ăn. Ngoài ra, chị em không nên cho kinh giới, tỏi vào lẩu gà để tránh gây ngộ độc thực phẩm.

TheoKhoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.