Ấn Độ thúc đẩy cuộc đua không gian ở Châu Á

Cơ quan vũ trụ Ấn Độ sẽ phóng 104 vệ tinh lên vũ trụ từ một tên lửa duy nhất trong ngày hôm nay (15-2) - một kỳ tích mà nếu thành công sẽ củng cố sức mạnh không gian của nước này đồng thời thúc đẩy cuộc đua không gian ở Châu Á.

Ấn Độ thúc đẩy cuộc đua không gian ở Châu Á

Lần phóng 104 vệ tinh này sẽ vượt qua mức kỷ lục 37 vệ tinh mà một tên lửa đẩy của Nga đưa lên vũ trụ hồi năm 2014 và 29 vệ tinh của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hồi năm 2013. "Đây sẽ là một thành tựu lớn. Nó cho thấy sự tinh tế của chương trình không gian của Ấn Độ", Rajeswari Pillai Rajagopalan, người đứng đầu Tổ chức Sáng kiến và Hạt nhân thuộc Quỹ nghiên cứu quan sát Ấn Độ, cho biết.

Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản có nhiều kế hoạch lớn trong thăm dò vũ trụ trong năm 2017 và xa hơn nữa. Những nước nhỏ hơn, như Hàn Quốc, cũng có nhiều tham vọng của riêng mình. Sự cạnh tranh ngày càng tăng về sức mạnh không gian và uy tín trong khu vực Châu Á mang dáng dấp cuộc Chiến tranh Lạnh trong lĩnh vực không gian của thế kỷ XX. Nhưng đó không phải là động cơ duy nhất. Việc theo đuổi tiến bộ khoa học và kỹ thuật cộng với những lợi ích kinh tế và thương mại cũng là yếu tố thúc đẩy cuộc chạy đua này. "Cuộc đua thực sự là ở châu Á. Các nước châu Á đang tìm kiếm lợi ích nhiều mặt từ thăm dò vũ trụ", Joan Johnson-Freese, giáo sư vũ trụ tại Đại học Naval War Mỹ, nhận định.

An Do thuc day cuoc dua khong gian o Chau A - Anh 1

Năm ngoái, Ấn Độ đã thử nghiệm mô hình RLV. Ảnh: CNN

Tiếp nối thành công

Tàu vũ trụ Mangalyaan của Ấn Độ được phóng lên sao Hỏa thành công vào năm 2014, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận được với Hành tinh Đỏ ngay trong lần đầu tiên thực hiện sứ mệnh không gian. Thành công này buộc thế giới phải lưu ý đến chương trình vũ trụ của New Delhi. "Đó là thành công đánh bại tham vọng của Trung Quốc”, ông Johnson-Freese nói. Sứ mệnh sao Hỏa đã giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc không gian để từ đó đem lại cho New Dehli lợi ích kinh tế hữu hình trong hoạt động phóng vệ tinh.

Cho đến nay, Ấn Độ đã phóng 79 vệ tinh từ 21 quốc gia, kể cả vệ tinh từ các Cty lớn như Google và Airbus, thu về lợi nhuận ít nhất là 157 triệu USD. Năm 2016, Ấn Độ phóng 20 vệ tinh lên quỹ đạo trong một lượt phóng, nhưng lần phóng hôm nay là một thách thức lớn hơn nhiều. Theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), 104 vệ tinh lần này gồm 3 vệ tinh Ấn Độ và 101 vệ tinh nước ngoài từ 6 quốc gia - Mỹ, Kazakhstan, Israel, Hà Lan, Thụy Sĩ và UAE.

Chi phí thấp

Theo ông Uday Bhaskar, giám đốc Tổ chức nghiên cứu chính sách ở New Delhi, Ấn Độ đưa vệ tinh vào không gian với mức giá "thấp hơn 60-70%" so với các nước khác nhờ giá lao động rẻ và mô hình nhà nước lãnh đạo không liên quan đến "các ngành công nghiệp có tỷ suất lợi nhuận riêng". Chẳng hạn như, các kỹ sư hàng không vũ trụ có tay nghề cao ở Ấn Độ nhận mức lương 1.000 USD/tháng, ít hơn so với mức lương họ được trả ở Châu Âu hoặc Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là một "người chơi khiêm tốn" trên thế giới nếu không bắt đầu phóng đi các vệ tinh nặng hơn vào quỹ đạo.

Tham vọng tiếp theo

Trong nửa đầu năm 2018, Ấn Độ có kế hoạch khởi động sứ mệnh mặt trăng lần thứ hai. Hồi năm 2008, New Delhi trở thành quốc gia thứ tư cắm cờ trên mặt trăng, sau Mỹ, Nga và Trung Quốc. Chandrayaan-2 sẽ đáp xuống mặt trăng để thu thập đất đá. Ấn Độ cũng lên kế hoạch tìm hiểu mặt trời, sao Kim và tiếp tục sứ mệnh sao Hỏa. Năm ngoái, Ấn Độ đã thử nghiệm mô hình Reusable Launch Vehicle (RLV), giống như tàu con thoi của Mỹ. Năm 2014, New Delhi cũng đã thử nghiệm thành công modul phi hành đoàn trở lại bầu khí quyển Trái đất.

Trung Quốc, đối thủ lớn của Ấn Độ trong khu vực, cũng đang chuẩn bị cho một tương lai bận rộn. Bắc Kinh sẽ phóng tàu vũ trụ chở hàng Thiên Chu-1 và tàu vũ trụ tiếp tế vào tháng 4 tới, tạo cơ sở cho việc đưa trạm không gian của nước này đi vào hoạt động vào năm 2022. Đến cuối thập kỷ này, Trung Quốc cho biết sẽ trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh ở phía bên kia của mặt trăng và đáp tàu xuống sao Hỏa.

Theo CAĐN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.