Ấn Độ khuyến cáo cặp sách không nặng quá 10% trọng lượng cơ thể

GD&TĐ - Theo đó, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 10% trọng lượng cơ thể của trẻ. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ cũng yêu cầu nhà trường và thầy cô giáo không giao thêm bài tập về nhà cho các học sinh lớp 1 và lớp 2 nhằm giảm áp lực học tập cho các em. Những em ở các lớp này cũng không cần mang sách giáo khoa về nhà.

Ấn Độ khuyến cáo cặp sách không nặng quá 10% trọng lượng cơ thể
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Theo TTXVN, tại bang Maharashtra, nhiều trường học đã bắt đầu sử dụng bảng trắng và máy chiếu trong các tiết học, thay vì buộc học sinh hằng ngày phải mang sách giáo khoa đến trường. Hiện, nhiều nơi tại khu vực nông thôn của Ấn Độ, học sinh phải đi bộ trên chặng đường khá dài với cặp sách nặng trên lưng. Nhiều em còn đội sách vở lên đầu khi lội qua sông suối. 

Nhiều phụ huynh cho rằng việc học sinh mang quá nhiều sách tới trường đã phản ánh sự bất cập trong việc sắp xếp thời khóa biểu cho học sinh.  

Để giảm gánh nặng sách vở cho học sinh, trường tiểu học tiểu học M Upper ở huyện Kannur, thuộc bang Kerala trước đó thậm chí còn có sáng kiến thu nhận cặp của học sinh tại những địa điểm được chỉ định ở các khu vực để các em có thể thoải mái đi bộ đến trường.

Mới đây, Văn phòng Liên kết thương mại và công nghiệp Ấn Độ đã tiến hành một nghiên cứu với sự tham gia của 2.500 trẻ và 1.000 phụ huynh tại nhiều thành phố lớn của Ấn Độ, theo đó có tới 68% trẻ em trước tuổi thanh thiếu niên có nguy cơ bị chứng đau lưng nhẹ. Căn bệnh sẽ biến chứng thành đau lưng mãn tính và gù lưng nếu không điều trì kịp thời.

Nghiên cứu này chỉ rõ hơn 88% trẻ em từ 7 đến 13 tuổi tại Ấn Độ mang trên lưng mình lượng sách có khối lượng hơn 45% trọng lượng cơ thể của các em.

Theo baochinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.