Chủ trương một đằng, triển khai một nẻo
Chất lượng GD và sản phẩm của nó là trình độ người học, được phản ánh qua thực tiễn. Trong khi các kế hoạch, sáng kiến được đưa ra với mong muốn GD Ấn Độ phát triển luôn được ủng hộ, thì việc triển khai ở cơ sở lại gặp vấn đề nghiêm trọng, với những cách làm tùy tiện và vô nguyên tắc của cả một hệ thống.
Một vài thập kỷ trước, nhận ra nạn quay cóp ngày càng trầm trọng ở hầu hết các kỳ thi, chính quyền bang Uttar Pradesh đã ban hành Pháp lệnh chống gian lận. Pháp lệnh này, với những chế tài cứng rắn kèm theo, ít nhiều đã phát huy tác dụng trong một thời gian, thậm chí có ảnh hưởng ra nhiều bang khác, nếu không muốn nói là trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, để được lòng “cử tri”, chính quyền kế tiếp của bang đã hủy bỏ Pháp lệnh, thực thi các chính sách “mềm dẻo” và “linh hoạt” hơn. Hệ quả là, tình trạng gian lận thi cử quay trở lại, với quy mô khổng lồ, đặc biệt là ở các bang như Uttar Pradesh và Bihar.
Tình trạng quay cóp hoặc gian lận thi cử trở thành hệ thống, khiến không chỉ hủy hoại tương lai của hàng triệu HSSV (nhất là những người có ý thức học tập thực sự) mà còn làm giảm độ tin cậy đối với chứng chỉ/văn bằng và bằng cấp bởi hầu hết các tổ chức ở các quốc gia này. Cải thiện chất lượng GD và nâng cao chất lượng sản phẩm GD đang thực sự là một nhiệm vụ cấp bách nhưng đầy khó khăn ở Ấn Độ, nhất là ở bang Uttar Pradesh.
Những báo cáo gian lận quy mô tới mức khiến dư luận phẫn nộ về kỳ thi cấp bang trong năm học 2017 - 2018, giới trẻ có tâm huyết mất niềm tin vào con đường học tập, các nhà tuyển dụng cũng không còn tin tưởng nguồn nhân lực được nền GD cung cấp. Khoảng 10.000 HS, dù đã đăng ký nhưng vẫn bỏ kỳ thi hết lớp 10 hoặc lớp 12. Tổng số người bỏ thi cả bang là 27.000 SV trong một năm. Nó không chỉ đơn thuần là một con số, nó là điều mà cả nước phải suy nghĩ.
Vấn đề của cả hệ thống
Thế hệ trẻ đã phải chịu đựng sự bất công bởi bàn tay của những người lớn tuổi, những người ở vị trí quyền lực và chính trị gia. Sự lãng phí nhân lực trẻ này không chỉ giới hạn ở bang Uttar Pradesh hay Bihar. Nó mở rộng hoạt động đến hầu hết các vùng của đất nước.
Các bất công trong thi cử này ngày càng mở rộng, khép lại cánh cửa của những người học nghiêm túc, trong khi các cơ sở hay những lò luyện thi có “kết nối” lại đi theo lợi nhuận để đưa những người thiếu năng lực nhưng có tiền đạt được những kết quả cao mà họ không xứng đáng.
Sự vắng mặt của ý thức xã hội và nhận thức của số đông đặc quyền, đã dẫn đến một thiệt hại không thể khắc phục cho thế hệ trẻ, đặt ra một thách thức lớn cho hệ thống GD của đất nước rằng đâu là điều tốt nhất. Hàng triệu HS, SV đang là nạn nhân của sự lợi dụng thi cử đầy bất công này, không ở riêng bang lớn nhất nước là Uttar Pradesh.
Cách Ấn Độ đang đối xử với thế hệ trẻ của mình đặt ra một câu hỏi nghiêm túc: Liệu chúng ta có thực sự cho họ cơ hội thể hiện khả năng? Một số người lạc quan nói rằng không có vấn đề gì với khoảng 30% trẻ em và thanh thiếu niên may mắn được GD ở “mức độ chấp nhận được” trong các trường tư có uy tín và một tỷ lệ nhỏ các trường công lập. Một người có khuynh hướng suy luận rằng 70% còn lại đành chịu đựng để chấp nhận sự GD không giúp ích gì trong việc giải quyết một cuộc sống sáng tạo và đóng góp.