Ấn Độ: 4 triệu người có nguy cơ mất quốc tịch

GD&TĐ - Một ngày sau cuộc kiểm tra quốc tịch gây nhiều tranh cãi về tình trạng của khoảng 4 triệu người Ấn Độ sống dọc theo biên giới của đất nước với Bangladesh, chính phủ Ấn Độ phải đối mặt với những lời chỉ trích từ các đối thủ chính trị.

Một người dân ở làng Kuranibori, quận Morigoan (quận của người Assam) với các giấy tờ khi đi đăng ký công dân theo danh sách cuối cùng của NRC
Một người dân ở làng Kuranibori, quận Morigoan (quận của người Assam) với các giấy tờ khi đi đăng ký công dân theo danh sách cuối cùng của NRC

Biện pháp “dao hai lưỡi”

Với kế hoạch rà soát tình trạng của 4 triệu người sống dọc biên giới Ấn Độ - Bangladesh, các đối thủ của chính phủ Ấn Độ cáo buộc chính phủ nước này đang chà đạp nhân quyền của người dân.

Bản dự thảo Đăng ký quyền công dân quốc gia (NRC) do chính phủ Ấn Độ soạn thảo đã được phát hành, giữa sự bất bình của người dân về vấn đề di cư bất hợp pháp vào Assam – địa phương có chung biên giới mềm với Bangladesh.

Những người ủng hộ chính quyền Ấn Độ cho rằng, văn bản này sẽ giúp loại bỏ những người nhập cư Bangladesh bất hợp pháp, nhưng động thái này sẽ khiến hàng trăm người Hồi giáo nói tiếng Assam bị trục xuất.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên bố sẽ không di chuyển để trục xuất bất cứ ai và sẽ dành thời gian đáng kể cho người dân đăng ký.

Nhiều người trong số các cộng đồng thiểu số người Assam ở Bengal đã sống ở Ấn Độ trong nhiều thập kỷ. Họ vượt biên giới vào bang này trong cuộc đấu tranh giành độc lập Bangladesh vào năm 1971. Nhiều người khác có thể còn định cư ở đây sớm hơn, trước khi Ấn Độ giành độc lập năm 1947.

Đối thủ chính trị của ông Modi - người đã buộc Quốc hội ở New Delhi phải hoãn lại nhiều lần vào thứ Ba trong bối cảnh một cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề này – lớn tiếng cho rằng việc duy trì sổ đăng ký là sự phân biệt đối xử. Đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội Ấn Độ cũng cho rằng, không đủ điều kiện để cho phép những người còn lại trong danh sách nộp đơn khiếu nại. Họ kêu gọi Modi và đảng cầm quyền Bharatiya Janata của ông đảm bảo rằng quá trình này là công bằng, rằng chính sách của ông Modi không phân biệt đối xử với mọi người theo tôn giáo.

“Chúng tôi không muốn bất cứ ai ở đất nước chúng tôi, là một người Ấn Độ chân chính - dựa trên đẳng cấp, tôn giáo hay nguồn gốc đạo đức của người ấy – lại bị đuổi ra khỏi đất nước. Điều này không nên xảy ra”, lãnh đạo Quốc hội cấp cao Ghulam Nabi Azad nói.

“Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề nhân quyền, nhân đạo. Đây là vấn đề quốc gia. Chúng ta cần chăm sóc người dân Ấn Độ” - Derek O"Brien, thành viên đảng Trinamool Congress (TMC), phát biểu.

Nguy cơ tị nạn trên quê hương

Nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế cũng lên tiếng về dự thảo văn bản này. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhấn mạnh: Việc thiếu một chính sách chính thức đối với những người có thể bị loại ra khỏi danh sách cuối cùng có thể khiến họ không có quốc tịch. “Việc khiến hàng triệu người Assam trở thành không quốc tịch không phải là cách giải quyết vấn đề” - Meenakshi Ganguly - Giám đốc HRW của Nam Á cho biết.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng bày tỏ sự quan ngại và cho rằng cách giải quyết của chính phủ Ấn Độ “có thể khiến một số lượng đáng kể người không quốc tịch”.

“Có thể là quá trình này sẽ tự ý tước đoạt quốc tịch của cả những người đã sống ở Ấn Độ trong nhiều thập kỷ”, tổ chức này bày tỏ trong một tuyên bố.

Tuy nhiên, dự thảo văn bản này lại nhận được sự ủng hộ của một số người nổi tiếng cứng rắn trong đảng BJP. Ông Dilip Ghosh, Chủ tịch đảng BJP Tiểu bang Tây Bengal, nói rằng nếu nắm được quyền lực, đảng này sẽ tìm cách thực hiện tiến trình này trong tiểu bang. “Có tới hơn 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp ở đây, gây nên áp lực về an ninh và kinh tế cho đất nước. Chúng ta phải giải phóng Tây Bengal khỏi điều này” - Ghosh nói.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tây Bengal, Mamata Banerjee, tỏ ý lo ngại cho số phận những người có nguy cơ mất quốc tịch: “Họ là người Ấn Độ, nhưng họ đã trở thành những người tị nạn trên chính mảnh đất của mình”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.