Âm thanh của thiên thạch va vào sao Hỏa

GD&TĐ -Tàu đổ bộ InSight của NASA đã 'nghe thấy' và phát hiện ra những rung động của bốn tảng đá không gian khi chúng đâm vào sao Hỏa trong hai năm qua.

Thiên thạch va chạm và tạo ra những hố trên sao Hỏa vào tháng 9/2021.
Thiên thạch va chạm và tạo ra những hố trên sao Hỏa vào tháng 9/2021.

Đây là lần đầu tiên một sứ mệnh thu nhận cả sóng địa chấn và sóng âm từ tác động lên sao Hỏa. Đồng thời, là lần đầu tiên InSight phát hiện các tác động kể từ khi hạ cánh xuống Hành tinh Đỏ vào năm 2018.

May mắn thay, InSight không nằm trong đường đi của những thiên thạch này. Các tác động nằm trong khoảng từ 53 đến 180 dặm (85 đến 290 km) tính từ vị trí của tàu đổ bộ ở Elysium Planitia của sao Hỏa - một đồng bằng rộng nằm ngay giữa đường xích đạo của Hành tinh Đỏ.

Vào ngày 5/9/2021, một thiên thạch va vào bầu khí quyển sao Hỏa và sau đó nổ thành ít nhất ba mảnh. Mỗi mảnh để lại một miệng núi lửa trên bề mặt Hành tinh Đỏ. Sau đó, tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter bay qua địa điểm này để xác nhận vị trí thiên thạch rơi. Máy ảnh Thí nghiệm Khoa học Hình ảnh Độ phân giải cao đã chụp cận cảnh chi tiết các miệng núi lửa.

Các nhà nghiên cứu đã chia sẻ những phát hiện về miệng núi lửa mới trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience. Đồng tác giả nghiên cứu Ingrid Daubar - Giáo sư trợ lý về Khoa học Trái đất, môi trường và hành tinh tại Trường Đại học Brown ở Providence, Rhode Island (Mỹ) - cho biết: “Sau ba năm chờ đợi InSight phát hiện tác động, những miệng núi lửa đó trông rất đẹp”.

Dữ liệu từ InSight cũng tiết lộ ba tác động tương tự khác, một vào ngày 27/5/2020 và hai tác động vào năm 2021, lần lượt là 18/2 và 31/8. NASA đã công bố bản ghi âm về một vụ va chạm với thiên thạch trên sao Hỏa. Đoạn ghi cho thấy, âm thanh khi tảng đá không gian va vào bầu khí quyển, nổ thành nhiều mảnh và rơi xuống bề mặt.

Các nhà khoa học đã thực sự đặt câu hỏi tại sao nhiều tác động hơn không được phát hiện trên sao Hỏa, trong khi nó nằm cạnh vành đai tiểu hành tinh chính của Hệ Mặt trời. Bầu khí quyển của sao Hỏa chỉ bằng 1% độ dày của khí quyển Trái đất. Điều đó có nghĩa là có nhiều thiên thạch đi qua nó mà không bị vỡ.

Theo các nhà khoa học, có thể tiếng ồn của gió ở sao Hỏa hoặc những thay đổi theo mùa xảy ra trong khí quyển đã che giấu các tác động. Giờ đây, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy nhiều tác động hơn khi họ xem xét dữ liệu của InSight trong bốn năm qua.

Tác giả chính Raphael Garcia, nhà nghiên cứu học thuật tại Institut Supérieur de l’Aéronautique et de l’Espace ở Toulouse (Pháp), cho biết: “Tác động là đồng hồ của Hệ Mặt trời. Chúng ta cần biết tỷ lệ tác động ngày nay để ước tính tuổi của các bề mặt khác nhau”.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.