ADN lâu đời nhất thế giới về sự sống ở Greenland

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Lõi trầm tích kỷ băng hà từ phía Bắc Greenland đã tạo ra chuỗi ADN lâu đời nhất thế giới.

ADN môi trường cho phép các nhà khoa học xây dựng bức tranh về toàn bộ hệ sinh thái.
ADN môi trường cho phép các nhà khoa học xây dựng bức tranh về toàn bộ hệ sinh thái.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, các mẫu ADN 2 triệu năm tuổi cho thấy, vùng cực hiện nay phần lớn không có sự sống từng là nơi sinh sống của nhiều loài thực và động vật. Trong đó, một số loài bao gồm: Voi răng mấu, tuần lộc, thỏ rừng, động vật gặm nhấm, ngỗng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, sự pha trộn giữa thực và động vật ở vùng ôn đới và Bắc Cực đã gợi ý một hệ sinh thái chưa từng được biết đến trước đây. Theo các nhà nghiên cứu, không có hệ sinh thái hiện đại nào tương tự như vậy.

Phát hiện này là công trình của các nhà khoa học ở Đan Mạch. Năm 2006, nhóm đã phát hiện và truy xuất ADN môi trường trong một lượng nhỏ trầm tích lấy từ Kobenhavn Formation, Greenland.

Sau đó, họ so sánh các đoạn ADN với dữ liệu hiện có được thu thập từ cả động vật, thực vật và vi sinh vật đã tuyệt chủng cũng như còn sống. Vật liệu di truyền tiết lộ, hàng chục loài thực vật và sinh vật khác chưa từng được phát hiện tại địa điểm này.

Tác giả nghiên cứu Mikkel Pedersen - trợ lý giáo sư tại Trung tâm GeoGenetics Lundbeck của Đại học Copenhagen, cho biết: “Điều đầu tiên khiến chúng tôi kinh ngạc khi xem xét dữ liệu này là có sự hiện diện của loài voi răng mấu ở vùng cực Bắc”.

Phát hiện đã phá vỡ kỷ lục trước đó về ADN lâu đời nhất thế giới. Giáo sư Eske Willerslev - người đứng đầu nghiên cứu, thành viên của Trường Đại học St John thuộc Đại học Cambridge và là Giám đốc của Trung tâm GeoGenetics Lundbeck cho biết: “ADN từ xương hoặc răng động vật có thể làm sáng tỏ một loài riêng lẻ. Trong khi đó, ADN môi trường cho phép các nhà khoa học xây dựng bức tranh về toàn bộ hệ sinh thái. Trong trường hợp này, cộng đồng sinh thái mà các nhà nghiên cứu tái tạo đã tồn tại khi nhiệt độ Greenland ấm hơn ngày nay từ 10 - 17 độ C”.

Cũng theo ông Willerslev, chỉ có một số hóa thạch thực vật và động vật được tìm thấy trong khu vực. “Thật thú vị khi chúng tôi phục hồi ADN để tìm hiểu về hệ sinh thái rất khác đó. Từ các hóa thạch lớn, mọi người đã biết rằng, từng có cây cối, một loại rừng nào đó ở đây. ADN cho phép chúng tôi xác định thêm nhiều loại sinh vật sống”, ông cho biết.

Love Dalen, Giáo sư tại Trung tâm Cổ sinh vật học tại Đại học Stockholm, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết phát hiện mang tính đột phá thực sự đã “thúc đẩy giới hạn” cho lĩnh vực ADN cổ đại.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thực tế chưa hẳn như biểu hiện

GD&TĐ - Cuộc trả đũa của Iran ngày 12/4 vừa qua tạo bước ngoặt mới trong mối quan hệ đầy thù địch và căng thẳng giữa nước này và Israel.