99% bà nội trợ không biết chính xác nên vo gạo mấy lần để cơm khỏi mất chất

Vo gạo tưởng là chuyện nhỏ nhặt, đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm đúng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nấu cơm là công việc quen thuộc hàng ngày của rất nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nấu cơm cho đúng. Nhiều bà nội trợ mắc sai lầm ngay từ bước vo gạo khiến nồi cơm mất chất lại không ngon.

Vo gạo vài lần trước khi nấu cơm, loại bỏ hết phần nước đục ngầu đi là thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, đó là một sai lầm. Hành động này không giúp cho gạo sạch hơn mà ngược lại, nó lấy đi rất nhiều chất dinh dưỡng trong gạo.

Vo gạo nhiều vô tình làm mất đi lớp cám bên ngoài hạt gạo, mà lớp cám này chứa rất nhiều dinh dưỡng. Mất lớp tinh bột này đi, mùi thơm của hạt gạo cũng mất đi nhiều. Không chỉ thế, hạt gạo bị "chai" đi, do đó, cơm thường bị khô và không dẻo.

Thực tế, bạn chỉ cần vo khoảng 2 lần, không còn thấy bọt bẩn nổi lên nữa là được.

Đầu tiên, bạn cho nước lạnh vào, khuấy nhẹ gạo lên, sau đó đổ nước đầu tiên để loại bụi bẩn. Tiếp tục cho nước lạnh vào và khuýa nhẹ gạo lần 2 rồi đổ nước đó đi. Tuyệt đối không chà xát, vo gạo quá mạnh.

vo-gao-may-lan-02

Để cơm dẻo và ngon hơn, bạn nên dùng nước nóng khi nấu. Việc nấu cơm bằng nước sôi sẽ khiến cho thời gian nấu cơm ngắn đi, hạt gạo nhanh chín hơn đồng thời chín đều và dẻo hơn.

Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ nhanh chóng co lại tạo thành một lớp màng bảo vệ giúp gạo không bị trương, nứt vỡ, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ không bị hòa tan trong nước hoặc bay hơi.

Khi nấu cơm, bạn có thể thêm vài giọt giấm trắng. Giấm không làm cơm bị chua mà nó còn khiến cơm trắng, thơm hơn.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.