9 phút tĩnh lặng bí ẩn trong vụ giải cứu con tin Sydney

Người ta đặt ra nhiều nghi vấn về sự yên lặng kéo dài tới 9 phút giữa tiếng súng đầu tiên và thứ hai trước khi cảnh sát đột kích vào quán cafe tại Sydney để giải cứu các con tin.

9 phút tĩnh lặng bí ẩn trong vụ giải cứu con tin Sydney

9 phút tĩnh lặng bí ẩn

Gi ây phút Cảnh sát tiến vào quán cafe Lindt và sử dụng vũ lực để giải cứu con tin. Ảnh: SMH
Giây phút cảnh sát tiến vào quán cafe Lindt và sử dụng vũ lực để giải cứu con tin. Ảnh: SMH

Việc phân tích cảnh quay ghi lại những giây phút quan trọng trước khi cảnh sát đột kích vào quán cafe Lindt giữa trung tâm Sydney, Australia, rạng sáng ngày 17/12, để giải cứu các con tin trong tay kẻ thủ ác cho thấy, hai phát súng đã vang lên vào thời điểm đó.

Tiếng súng đầu tiên xuất hiện lúc 2h04 sáng ngày 17/12 và được cho là phát bắn cảnh cáo vào cửa do tay súng Haron Monis thực hiện sau khi một nhóm con tin đã chạy thoát khỏi quán. Một sự im lặng bao phủ trong 9 phút sau đó, theo Daily Telegraph.

Bên ngoài, cảnh sát tiếp cận rất gần hiện trường và và sẵn sàng nổ súng đáp trả.

Lúc 2h13, tiếng súng thứ hai vang lên. Một sĩ quan bắn tỉa trong tòa nhà đối diện của kênh truyền hình Channel 7 hét lên: “Cửa sổ thứ hai, con tin đã thiệt mạng”. Đây được cho là giây phút người quản lý quán cafe Tori Johnson trúng đạn.

Trước khi thực hiện vụ đột kích, cảnh sát đã ném lựu đạn gây choáng vào trong quán. Phóng viên Chris Reason của kênh Channel 7 cho biết kẻ bắt cóc đã hét lên: “Hãy xem những gì các người đã gây ra cho ta” trước khi cảnh sát xông vào và hạ gục hắn.

Câu hỏi tại sao cảnh sát phải chờ tới 9 phút rồi mới đột nhập vào tòa nhà sẽ là một phần của cuộc điều tra sắp tới.

Có thể đã biến thành cuộc tắm máu

Cảnh sát bắn tỉa tại khu vực tòa nhà kênh Channel 7. Ảnh: 7News
Cảnh sát bắn tỉa tại khu vực tòa nhà kênh Channel 7. Ảnh: 7News

Trong khi đó, kênh Channel 7 cũng vừa phát hành cảnh quay từ camera an ninh cho thấy sát nhân Monis đeo ba lô và thản nhiên đi bộ qua khu Martin Place một tiếng trước khi vụ bắt cóc diễn ra. Điều này cho thấy Monis đã dành thời gian "thám thính" tình hình để định rõ thời điểm hành động.

Ủy viên cảnh sát New South Wales, ông Andrew Scipion, cho biết bao vây quán Lindt có thể đã biến thành cuộc tắm máu nếu các sĩ quan không đột kích vào đúng thời điểm. Bên ngoài quán cafe, các cảnh sát bắn tỉa đã đặt Monis vào tầm ngắm, song không được phép nổ súng vì sự an toàn của con tin. Họ chỉ có thể xông vào quán Lindt sau khi sát thủ Moris xả súng và giết chết người quản lý Tori Johnson.

Theo ông Scipione, hành động của lực lượng an ninh đã cứu sống nhiều người. Họ phải thực hiện biện pháp đàm phán do không chắc chắn về các chiến thuật khủng bố mà tên Monis có thể áp dụng nhằm đánh lạc hướng và gây nhầm lẫn cho cơ quan chức năng.

"Việc hắn đeo ba lô trông giống như đang mang trên người một quả bom là chủ đích khá thông minh. Ba lô đã khiến giới chức trách phải đưa ra nhiều tình huống giả định", chuyên gia chống khủng bố Clive Williams nói.

Moris luôn miệng dọa các con tin rằng chiếc ba lô có chứa chất nổ. Trong khi đó, giới chuyên gia cũng không loại trừ khả năng chiếc ba lô đó sẽ tự phát nổ nếu hắn ta bị bắn.

Tuy nhiên, sau vụ đột kích, cảnh sát không tìm thấy thứ gì bên trong đó, ngoại trừ một chiếc đài cũ. "Nếu hắn có một quả bom và để nó phát nổ, mọi chuyện đã trở nên tồi tệ hơn", chuyên gia Williams nói.

Monis đã biến các con tin thành lá chắn sống khi yêu cầu họ đứng và chống tay lên cửa sổ của quán Lindt. Mặc dù các con tin đứng chắn cửa sổ, song hắn vẫn có thể quan sát rất rõ vị trí của các lính bắn tỉa phía tòa nhà đối diện. Tên này cũng sai khiến nạn nhân loan báo thông tin rằng, hắn đã gài bom ở khắp nơi. Mọi hành động của tên này đều được lên kế hoạch nhằm công khai tối đa.

"Trước tất cả những yếu tố này, cảnh sát buộc phải giải quyết sự việc theo hướng thương lượng", ông Williams kết luận.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ