Đái dầm vẫn có thể xảy ra phổ biến ở lứa tuổi từ 4 đến 7 tuổi kể cả khi các con đã biết tự đi vệ sinh. Khoảng 15% số trẻ độ tuổi này tè dầm ít nhất hai lần một tuần. Vậy nên nếu con bạn là một trong số đó thì đừng quá lo bởi đó là hiện tượng bình thường.
Tuy vậy, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giúp giảm tần suất mà trẻ tè dầm trong tương lai.
1. Giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ
Để giảm lượng nước trong bàng quang vào buổi đêm, điều quan trọng là cần kiểm soát lượng nước mà bé uống vào buổi chiều muộn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Cho bé uống đủ nước vào buổi sáng và trưa, rồi dần giảm lượng nước khi càng về cuối ngày. Thêm vào đó, mỗi tối trẻ nên đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Hãy biến điều này thành một thói quen trước khi đi ngủ của bé.
Bé nên uống nhiều nước ban ngày và giảm đi khi trời tối.
2. Tránh một số thực phẩm có thể khiến bàng quang bị khó chịu
Một số loại thực phẩm nhất định có thể khiến bàng quang của trẻ nhỏ khó chịu, khiến bé tè dầm khi ngủ bởi vì bé không kiểm soát được sự co thắt của bàng quang. Tránh những thực phẩm nhiều axit ví dụ như chanh, cam, táo, dứa.
Nên tránh cho bé ăn nhiều đồ chứa axit vì có thể gây kích thích bàng quang.
Tránh các thực phẩm từ sữa như sữa chua bởi những sản phẩm từ sữa có thể khiến trẻ buồn ngủ hơn và khó tỉnh dậy khi bàng quang căng đầy.
Không nên uống cacao nóng, trà, coca hoặc những thức uống có ga khác bởi chúng chứa nhiều đường và caffein.
3. Hình thành thói quen đi vệ sinh vào buổi tối
Trẻ nhỏ thường ngủ rất say, đôi khi các con không tự biết mà dậy khi buồn tè. Bạn có thể gọi con dậy và cho con đi vệ sinh. Điều này làm con ý thức hơn và dần dần sẽ có thể tự dậy đi vệ sinh mà không cần người gọi nữa.
Gọi trẻ dậy đi vệ sinh vào buổi đêm giúp giảm tình trạng tè dầm.
Bạn có thể theo dõi số lần con đi vệ sinh trong ngày và khoảng cách giữa các lần, dựa vào đó để căn thời gian gọi con dậy cho phù hợp.
Ví dụ, con bạn đi vệ sinh 7 lần một ngày, cách 3 tiếng đi một lần thì hãy gọi con dậy cách 3 tiếng. Sau đó, bạn có thể dần chuyển sang 4 tiếng và dần sang 1 lần mỗi đêm. Khi trẻ có thể không tè dầm suốt một tuần, thì bạn không cần gọi con dậy giữa giấc ngủ nữa. Dần dần con có thể tự dậy mà không cần ba mẹ gọi.
4. Tăng cường bổ sung magie
Thiếu magie khiến hệ thần kinh phản xạ kém gây tè dầm.
Theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu lâm sàng quốc gia Anh, một trong những nguyên nhân khiến trẻ tè dầm là do chế độ ăn thiếu magie. Thiếu magie khiến hệ thần kinh phản xạ kém, so vậy trẻ không cảm nhận được khi nào thì nên đi vệ sinh.
Không cần phải cho con uống viên bổ sung magie, chỉ cần tăng cường các loại thực phẩm chứa magie trong bữa ăn là được. Các loại thực phẩm giàu magie có thể kể đến như hạt mè, bơ, chuối, cá hồi, các loại đậu.
5. Ghi chép theo dõi
Bác sĩ khuyến cáo nếu có bất thường xảy ra thường xuyên, các bậc cha mẹ cần ghi chép theo dõi các sự việc xảy ra trong ngày. Điều này sẽ giúp các mẹ theo dõi thói quen, hoạt động, đồ ăn thức uống của con, sức khỏe vật và tinh thần.
Ghi chép hoạt động hàng ngày của con giúp ba mẹ tìm ra nguyên nhân gây tè dầm.
Điều này cũng giúp bạn hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng tè dầm, ví dụ có thể do một số loại thực phẩm hoặc đồ uống gây kích thích phản xạ của hệ thần kinh. Điều quan trọng là viết ra hết hàng ngày để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa.
6. Nói chuyện với con
Nói chuyện với con để thấu hiểu cảm xúc của con, không chỉ về tình trạng tè dầm mà là về sức khỏe tinh thần nói chung. Nếu con mới trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống, ví dụ như chuyển trường, điều này có thể khiến con lo lắng và căng thẳng và là nguyên nhân gây tè dầm.
Tình trạng sẽ biến mất khi con thích nghi với hoàn cảnh mới. Trong khi đó, hãy ở bên ủng hộ con, đừng làm con thấy xấu hổ. Hãy để con biết bạn luôn kề cận bên con, là đồng minh của con.
Tâm sự để thấu hiểu con và giúp con không thấy cô đơn.
7. Sử dụng chuông báo tè dầm
Đôi khi chuông báo tè dầm có thể là giải pháp cho tình trạng này. Có một loại chuông báo được kẹp vào quần chip của trẻ và khi nó cảm nhận sự ẩm ướt, nó sẽ kêu lên. Có thể chuông không đánh thức con bạn, nhưng chắc chắn sẽ đánh thức bạn dậy.
Chuông báo sẽ kêu khi cảm nhận được sự ẩm ướt.
Một khi bạn nghe tiếng chuông bạn có thể đánh thức con dậy và đưa con vào nhà vệ sinh, Nhờ vậy sẽ tạo thành thói quen dậy và đi vệ sinh cho con.
8. Thưởng cho con
Cần thưởng cho con khi con có thể kiểm soát được hoạt động của mình. Con chưa thể kiểm soát việc tè dầm nên nếu bạn thưởng cho con những hôm mà con không tè dầm thì có thể tạo thành ảnh hưởng tiêu cực và khiến con cảm thấy con đã thất bại. Hãy thưởng cho con những việc mà con có thể làm để tránh đái dầm, ví dụ như:
- Uống nước vào buổi sáng nhưng tránh uống nhiều vào buổi tối.
- Ăn thực phẩm giàu magie.
- Đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
Thưởng cho con vì những việc con đã kiểm soát được.
9. Tạo động lực cho con bằng cách giao nhiệm vụ
Cần tạo động lực để con có trách nhiệm và độc lập. Nếu con tè dầm một đêm, thay vì bắt con ngồi một chỗ và thấy xấu hổ khi bạn dọn dẹp chăn đệm, hãy bình tĩnh thay ga giường và nhờ con giúp.
Nhờ con cởi quần áo bẩn con đang mặc cho vào máy giặt. Điều này làm con có trách nhiệm hơn và cố gắng không tè dầm.
Khi nào cần đi bác sĩ
Như đã đề cập ở đầu bài, tè dầm là hiện tượng rất bình thường, nhưng trong một số trường hợp bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi tình trạng kéo dài.
Nếu tình trạng kéo dài, đừng ngần ngại mà hãy đưa con đi khám.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
- Con bạn tè dầm cả ngày lẫn đêm dù đã trên 5 tuổi.
- Con tè dầm liên tục dù đã hơn 7 tuổi.
- Con không tè dầm nhiều tháng rồi đột nhiên tè dầm trở lại khi con trên 5 tuổi.