8 loại cây được ví như “máy lọc không khí” nên trồng trong nhà
Thủy Linh
Theo dõi báo trên
GD&TĐ - Theo Brightside, việc trồng cây xanh trong không gian sống không chỉ có tác dụng trang trí mà còn rất tốt trong việc lọc sạch không khí.
Cây lan ý
Với những chiếc lá xanh đậm và hoa trắng, hoa lan ý không chỉ đẹp mà còn được biết đến với đặc tính thanh lọc không khí.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại cây này có thể làm giảm đáng kể các chất ô nhiễm không khí độc hại và gây dị ứng đối với con người.
Đây là loài cây đứng đầu trong danh sách những cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong nhà vì nó loại bỏ benzen - hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn; formaldehyde - có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt; trichloroethylene - hóa chất dùng trong quá trình giặt khô và toluene.
Cây phú quý
Cây phú quý được coi là "máy lọc không khí", là một trong số ít loài cây được NASA khuyến nghị nên có trong gia đình để làm sạch không khí mà chúng ta hít thở.
Nó có thể làm sạch benzen và formaldehyde -những chất sau có thể gây “ nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe con người.
Cây dương xỉ
Loại cây này thường phát triển tốt hơn ở những nơi ẩm ướt. Chúng như loại cây dại không cần chăm sóc nhiều
Một nhà khoa học nghiên cứu của NASA cho biết: "Cây dương xỉ là một trong những loài thực vật hiệu quả nhất để loại bỏ các chất ô nhiễm trong không khí."
Cây Lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có xu hướng phát triển mạnh ở những nơi khô hạn. Nó cũng có thể loại bỏ 4 trong số 5 chất độc chính được tìm thấy trong không khí.
Vì thế, cây lưỡi hổ còn được gọi là cây dành cho phòng ngủ, giúp cả nhà có giấc ngủ ngon với bầu không khí thanh sạch bởi bề mặt lá có thể hút nhiều bụi.
Ngoài ra, về đêm, cây có khả năng chuyển đổi khí CO2 thành O2 mà nhiều loại cây khác không làm được. Trung bình cần từ 6 đến 8 cây cao ngang thắt lưng, để thanh lọc không khí trong nhà.
Nha đam (lô hội)
Bạn đã từng biết công dụng của cây nha đam, nó được sử dụng như một nguyên liệu mỹ phẩm hoặc cho các mục đích y tế, nhưng loại cây này có một điều nữa để bổ sung vào danh sách các lợi ích của nó đó là tác dụng loại bỏ khí độc benzen và formaldehyde.
Nha đam (lô hội) là cây dân dã, dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể bố trí ở nhiều không gian từ phòng khách, phòng ăn, nhà tắm để lọc không khí.
Thỉnh thoảng bạn nên lau bề mặt lá nha đam để tăng hiệu quả lọc bụi. Cây nha đam hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên có thể đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng.
Hoa hồng hạc
Đặt một bông hoa hồng hạc trong nhà của bạn thực sự đã trang điểm cho căn phòng của bạn thêm rực rỡ nhờ sắc đỏ của hoa.
Ngoài ra, nó cũng có thể lọc khí amoniac - một chất hóa học có thể gây ho, kích ứng mũi họng trong không khí.
Cây dừa cảnh
Cây dừa cảnh là "bộ máy" lọc bụi và chất độc, thích hợp cho phòng khách hay văn phòng giúp loại trừ bụi bẩn bay trong không khí,
Ngoài việc dùng dừa cảnh để trang trí cho căn phòng thì nó còn có thể lọc khí trichloroethylene, một hợp chất hóa học có thể gây đau đầu và chóng mặt.
Loại cây này giúp chuyển đổi khí CO2 thành O2. Trung bình, trong phòng cần 2 cây dừa cảnh cao ngang vai là đủ lượng không khí sạch cho hô hấp.
Để chăm sóc cây, cần làm sạch bề mặt lá mỗi ngày nếu ở trong môi trường nhiều bụi bẩn. Mang cây ra ngoài trời khoảng 3-4 tháng một lần.
Cúc đồng tiền
Hoa cúc đồng tiền nở hoa từ mùa hè sang mùa thu, và lá của nó có thể loại bỏ 3 chất ô nhiễm không khí nguy hiểm.
Cúc đồng tiền giúp loại bỏ chất trichloroethylene là chất thường có trong các sản phẩm làm sạch khô và benzen trong không khí.
Cúc đồng tiền thích hợp đặt trong phòng ngủ hoặc khu máy giặt. Hoa màu sặc sỡ và cần nhiều ánh sáng mặt trời nên ưu tiên trồng ở một chỗ gần cửa sổ, thoáng mát.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ -Một quan chức cấp cao Vùng Rostov mới đây cho biết, thành phố cảng Taganrog ở miền nam nước Nga đã bị tấn công tên lửa vào sáng sớm ngày 11/12/2024
GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.
GD&TĐ - 18 năm gắn bó với giáo dục vùng biên, cô Nguyễn Thị Chuyên đã dành trọn tình yêu nghề giáo để xứng đáng với danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc.