1. Đũa ngắn dài không đều
Người ta dùng câu "tam trường lưỡng đoạn" để ám chỉ cách xếp đũa ngắn dài trên bàn ăn không đều. Đây là điềm xấu, biểu hiện của sự xui xẻo, chết chóc.
Điều này ảnh hưởng từ quan niệm dân gian của Trung Quốc. Xếp đũa không đều có sự tương đồng với hình ảnh quan tài. Quan tài tạo thành bởi 2 tấm ván gỗ ngắn, hai bên cộng với đáy là thêm 3 tấm ván gỗ dài, 5 tấm ván gỗ dài ngắn này hợp lại tạo thành một cỗ quan tài, là đại diện cho chuyện không may xảy ra.
2. Gõ đũa vào bát
Việc làm này cũng được coi là thất lễ, xui xẻo.
3. Dùng đũa cắm vào bát cơm
Trong văn hóa của người Á Đông, dùng đũa cắm thẳng vào bát cơm là hành vi tối kỵ. Bởi hình ảnh này tương tự với việc cắm nhang vào bát hương để cúng người đã khuất.
4. Nối đũa
Hành động nối đũa khiến người ta liên tưởng đến việc gắp tro cốt của người đã chết sau khi hỏa táng. Do đó, đây cũng là việc làm nên tránh khi ăn cơm.
5. Đặt chéo đũa
Đặt chéo đũa trên bàn được coi là hành động mang hàm ý phản đối, chống đối người đối diện. Thời phong kiến, chỉ có kẻ phạm tội khi ký tên vào bản cung khai mới bị quan trên đánh dấu chéo.
6. Rơi đũa xuống đất
"Lạc địa kinh Thần" là cụm từ dùng để chỉ việc đánh rơi đũa xuống đất. Trong xã hội xưa, đây là một loại biểu hiện thất lễ nghiêm trọng. Cổ nhân cho rằng tổ tiên đều đang an nghỉ ở dưới đất, không nên quấy rầy. Đũa rơi xuống đất chẳng khác nào làm kinh động đến tổ tiên dưới đất, đây là đại bất hiếu.
7. Dùng đũa ngược
Cầm đũa ngược là hành động không thuận mắt, làm "đảo lộn càn không". Việc này còn thể hiện rằng người cầm đũa không chu đáo, thiếu lễ nghĩa.
8. Ngón trỏ chỉ ra ngoài khi cầm đũa
Khi cầm đũa mà ngon trỏ chỉ ra ngoài giống như là đang không ngừng chỉ tay vào người khác. Hành động này mang ý tứ chỉ trích, mắng chửi người khác.
Ngoài ra, khi nói chuyện trong bữa ăn cũng không nên dùng đũa chỉ vào người khác. Bởi đây là hành vi không có lễ phép, bất kính.
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.