Dùng nước vo gạo kết hợp với rau diếp cá
Mẹ lấy một nắm lá diếp cá, rửa sạch và giã nhuyễn. Tiếp đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn rồi đun sôi, để nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, lọc lấy nước cho trẻ uống.
Theo TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần, sau bữ ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy tác dụng.
Lưu ý: Khi chữa ho cho bé bằng nước vo gạo và rau diếp cá, mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm, cua, thịt gà. Bên cạnh tác dụng trị ho, rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả.
Lá húng chanh
Lá húng chanh có vị hơi chua, the cay có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ.Các mẹ sử dụng một nắm húng chanh, rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó, cho cho chén, thêm chút đường phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy, hay cho vào nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.
Cam thảo
Dùng trà cam thảo trị ho cho bé cũng rất hữu dụng. Chỉ cần vài lát cam thảo, cho vào cốc nước nóng để cam thảo ra nước rồi cho con uống. Trà cam thảo có tính chất kháng khuẩn, làm dịu cổ họng trẻ nhanh chóng, mỗi ngày nên cho trẻ uống từ 2-3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Công dụng của bài thuốc này là chữa ho do nhiễm lạnh. Dùng 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín.
Lưu ý, bạn nên dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Đối với hạt của quất xanh, không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.
Hoa hồng bạch
Mẹ lấy cánh hoa hồng bạch, rửa sạch rổi trộn với một ít đường phèn, cộng với một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. ho bé uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3-4 lần.