7 việc làm hành thiện tích đức, cả đời không lo thiếu phúc báo

Đây là 7 việc làm hành thiện tích đức bất cứ ai cũng nên làm trong đời.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

“Đức” là gì?

Chữ “Đức” (“德” ) trong tiếng Hán bao gồm năm bộ phận cấu thành, đó là“彳” (Xích) “十” (Thập) “罒” (là chữ mắt “目” nằm ngang) “一” (Nhất) và “心”(Tâm).

Trong đó “彳” (Xích) chỉ bước đi chậm rãi, lâu dài, trường kỳ. Có thể hiểu rằng, “đức” là phải từng chút từng chút tích lũy mà thành, không phải là việc nhất thời mà là việc của cả một đời.

“十” (Thập) ngụ ý là nhiều, là đầy đủ, là thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, cũng có ngụ ý là bốn phương tám hướng. Điều đó có nghĩa rằng, con người dù ở đâu, lúc nào cũng phải dùng đức hạnh để đối đãi với người khác.

“罒” là chữ mắt “目” nằm ngang, nhấn mạnh rằng, người có đức thì có thể biết rõ thị phi, thật giả, có thể phân biệt được tốt xấu, đúng sai.

“一” mang ý nghĩa là chỉnh thể, tổng thể, là toàn bộ, ý nói người có đức lấy đại cục làm trọng, không tư lợi cho bản thân, vạn pháp quy nhất, một lòng một dạ, không tâm không tạp niệm, không vướng bận.

“心” là chỉ nội tâm, muốn tu dưỡng được đức thì cần phải dựa vào tu dưỡng nội tâm. Tâm là bên trong, là thật lòng, chân tình, trung thành.

Tâm (“心”) là bộ phận dưới cùng của chữ đức (“德”), ý nói đức là trong đáy lòng không có vụ lợi, tư lợi.

Từ đó có thể thấy rằng: “Đức” là đạo đức, phẩm hạnh, phẩm đức. Chân thành, tư tưởng và lời nói - hành động là thống nhất với nhau thì được gọi là “đức”. Đức hạnh, mỹ đức, phẩm đức, bồi dưỡng đạo đức là cảnh giới cao nhất mà một người cần theo đuổi.

Một người chỉ có bồi dưỡng đầy đủ đạo đức tốt đẹp, nhân ái, thiện lương, mang trong mình lòng biết ơn thì người ấy mới tràn ngập dòng năng lượng thuần chính. Khi thân thể tràn ngập trường năng lượng thuần chính thì sẽ hấp thụ những thứ tốt đẹp, thuần chính.

Người xưa có câu rằng, phong thủy âm dương bảo hộ người lương thiện, còn kẻ trộm, tà dâm, phóng túng thì dù ở nơi phong thủy tốt cũng khó có phúc báo.

Hay những câu như: "Nhà tích thiện thì tất sẽ có dư phúc"… đều là để nhấn mạnh tầm quan trọng của “đức” đối với sinh mệnh mỗi người. Làm người phải lấy đức làm gốc, quản lý một đơn vị, một xí nghiệp thì càng phải lấy đức làm gốc mới mong thành công lâu dài.

Khi có người sỉ nhục bạn, hãy coi đó là tích phúc

Ai đó làm bạn bị tổn thương, chính là họ đang giúp bạn trưởng thành hơn. Bạn bị oan ức, xin hãy nhớ! Đó là họ đang giúp bạn tích đức, không nên quá sầu não.

Một người khi làm hại người khác có hai trường hợp: Khi làm hại người khác cũng chính là làm mất dần công đức, tài lộc của chính bản thân họ. Khi làm hại người khác tâm địa cũng trở nên xấu xa.

Luôn luôn làm hại người khác, cũng chính là đem tiền của chính họ đưa cho người khác. Người thường xuyên bị xúc phạm, cũng chính là người luôn nhận được tiền của và phúc báo về sau.

Nhẫn chịu được sự xúc phạm lớn thì bạn đã trở thành một ngân hàng lớn có thể quy tụ trăm mối ngàn sông.

Làm việc thiện

Những người nghèo khổ có thể cải vận của mình bằng việc lập công đức như trên và chúng ta nên cứu giúp tiền bạc hay sự giúp đỡ tới những người nghèo khổ và khó khăn hơn mình.

Nếu bản thân đã nghèo rồi mà còn ích kỷ, không bố thí và giúp đỡ cho những người khốn khổ hơn mình, thì cuộc đời ta đã nghèo thì vẫn cứ là nghèo.

Bởi vì người có lòng lập công đức thì Trời Phật sẽ mở tương lai sáng cho người đó, cho dù người đó đang gặp khó khăn hay đang chịu quả báo ở kiếp này đi nữa.

Tu khẩu

Lời nói gây tổn thương, còn tệ hơn là giết người. Chân tướng của điều này, rất ít người hiểu rõ! Tâm tốt nhưng nếu luôn nói lời không tốt, thì vinh hoa phú quý cũng sẽ mất dần.

Hạn chế sát sinh

Sát sinh là tội ác lớn nhất trên đời, bởi mọi sinh vật đều có quyền được sống, được tồn tại, phát triển, sinh sôi. Ta chặn quyền sống của sinh vật, cũng chính là đang gây điều ác. Nếu hạn chế được sát sinh, tức là ta đang tích đức cho mình.

Hóa giải hận thù

Ngay cả khi ai đó xúc phạm bạn, vu khống bạn, hãm hại bạn. Thì cũng nên đối đãi một cách thiện lành nhất, và nên cảm ơn họ. Bởi cũng chính sự xúc phạm, vu khống, hãm hại của ai đó sẽ loại bỏ đi tội lỗi mà chính bạn đã gây ra trong quá khứ.

Đồng thời trong lòng bạn cũng không chứa đựng hận thù. Nếu dù chỉ giữ một chút hận thù, không những không tiêu trừ được nghiệp lực, mà nó sẽ càng nặng hơn lên.

Từ bi đối đãi

Chúng ta đối xử ác, không thiện với người khác, thì người bị hại chỉ chịu ảnh hưởng 30%, còn chính bản thân chúng ta lãnh hậu quả 70%, đó là hủy hoại chính mình.

Nếu muốn bản thân bạn khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí tuệ, thì bạn phải có tấm lòng nhân ái đối với chúng sinh, đối đãi người khác bằng thiện tâm, từ bi và hòa ái.

Theo doanhnghiepvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ