7 vật phẩm sẽ được đấu giá tại chương trình "Vì mái trường cho em"

GD&TĐ - Thông tin từ Ban tổ chức chương trình đấu giá nghệ thuật "Vì mái trường cho em", sẽ có 7 vật phẩm được đấu giá vào tối 31/5 tới để lấy kinh phí hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường học còn khó khăn.

Chiếc áo của cầu thủ Duy Mạnh do chính Duy Mạnh - đại sứ của chương trình “Vì mái trường cho em” gửi tặng, giá khởi điểm: 20 triệu đồng, giá mua ngay là 40 triệu đồng.
Chiếc áo của cầu thủ Duy Mạnh do chính Duy Mạnh - đại sứ của chương trình “Vì mái trường cho em” gửi tặng, giá khởi điểm: 20 triệu đồng, giá mua ngay là 40 triệu đồng.

Sau hơn 1 tháng phát động chương trình đấu giá nghệ thuật "Vì mái trường cho em", Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã nhận về gần 60 tác phẩm, vật phẩm ủng hộ chương trình. 

7 vật phẩm được đấu giá trực tiếp trên sân khấu tại Lễ trao Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn vào tối 31/5 bao gồm:

Chiếc áo có đủ chữ ký của Đội tuyển Việt Nam 2018, vô địch AFF Cup năm 2018, do hai nhà sưu tập Cao Minh Tuấn và Nguyễn Văn Sỹ tặng với mức giá khởi điểm là 50 triệu đồng, giá mua ngay là 100 triệu đồng.

Chiếc áo có đủ chữ ký của Đội tuyển Việt Nam 2018, vô địch AFF Cup năm 2018, do hai nhà sưu tập Cao Minh Tuấn và Nguyễn Văn Sỹ tặng với mức giá khởi điểm là 50 triệu đồng, giá mua ngay là 100 triệu đồng.

Tranh lụa của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn, khổ 130cm x 50cm, mực acrylic trên lụa, 2022 có mức giá khởi điểm: 50 triệu đồng, giá mua ngay: 90 triệu đồng.

Tranh lụa của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn, khổ 130cm x 50cm, mực acrylic trên lụa, 2022 có mức giá khởi điểm: 50 triệu đồng, giá mua ngay: 90 triệu đồng. 

Tranh sơn dầu trên vải toan, kích thước 50 x 40cm, 2021 của họa sĩ Phạm An Hải; giá khởi điểm: 30 triệu đồng, giá mua ngay: 50 triệu đồng.

Tranh sơn dầu trên vải toan, kích thước 50 x 40cm, 2021 của họa sĩ Phạm An Hải; giá khởi điểm: 30 triệu đồng, giá mua ngay: 50 triệu đồng.

Tranh sơn dầu 160cm x 110cm, 2021 của Phạm Duy Quỳnh; giá khởi điểm: 30 triệu đồng, giá mua ngay: 50 triệu đồng.

Tranh sơn dầu 160cm x 110cm, 2021 của Phạm Duy Quỳnh; giá khởi điểm: 30 triệu đồng, giá mua ngay: 50 triệu đồng.

Đồng hồ nam Ernest Borel GS8380C-221 do hệ thống bán lẻ đồng hồ chính hãng Galle Watch tặng; giá khởi điểm: 20 triệu đồng, giá mua ngay: 40 triệu đồng.

Đồng hồ nam Ernest Borel GS8380C-221 do hệ thống bán lẻ đồng hồ chính hãng Galle Watch tặng; giá khởi điểm: 20 triệu đồng, giá mua ngay: 40 triệu đồng.

Chiếc xe Vespa được họa sĩ Lê Kinh Tài vẽ lên có giá khởi điểm: 200 triệu đồng, giá mua ngay: 500 triệu đồng.

Chiếc xe Vespa được họa sĩ Lê Kinh Tài vẽ lên có giá khởi điểm: 200 triệu đồng, giá mua ngay: 500 triệu đồng.

Theo ban tổ chức, mỗi tác phẩm, vật phẩm đều có giá khởi điểm và giá mua ngay. Người tham gia trực tiếp và gián tiếp (từ xa) sẽ đưa ra mức giá đấu, hoặc quyết định mua ngay. Ban tổ chức sẽ có 3-4 người gọi điện thoại để giúp người ở xa đấu trực tiếp, nhằm tăng sự cập nhật và công bằng giá.

Riêng với chiếc xe Vespa được họa sĩ Lê Kinh Tài vẽ lên, đây được coi là một vật phẩm/tác phẩm có giá khởi điểm cao, nên chúng tôi sẽ mời gọi đấu giá trên mạng từ trước, để kết nối với những người yêu thích, muốn sở hữu. Khi phiên đấu diễn ra trực tiếp tại Hà Nội, ngoài những người đến dự phiên sẽ đấu, chúng tôi sẽ gọi điện cho từng người để mời họ chốt giá cuối cùng ngay khi phiên đấu này diễn  ra.

Đa số các nghệ sĩ gửi tác phẩm cho chương trình đấu giá đều muốn trẻ em có điều kiện học hành tốt hơn, nên rất hào hứng trong việc đóng góp, thường trao tặng cả 100% giá bán. Nhiều họa sĩ tham gia tặng tranh cũng đang có con đi học tiểu học, trung học, nên họ dễ dàng chia sẻ với ý tưởng thiện nguyện "Vì mái trường cho em". Giá trị lớn nhất là sự chia sẻ và thương yêu trẻ em vô điều kiện.

Phần lớn tác phẩm là của họa sĩ chuyên nghiệp, nên dù nhiều phong cách khác nhau, nhưng mỗi bức vẫn đạt giá trị tự thân về nghệ thuật. Do số lượng tác phẩm nghệ thuật được đấu giá tương đối lớn, nên báo Thể thao và Văn hóa đã tổ chức trước 3 phiên đấu giá online từ 19 - 22/5 trên facebook tại địa chỉ https://www.facebook.com/ly.doi.7/.

Theo ban tổ chức, chương trình này kết nối giữa báo với các văn nghệ sĩ, các mạnh thường quân và ngành giáo dục ở các địa phương nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất cho một số trường ở vùng sâu, vùng xa. Đây là mái trường vốn đã xập xệ, xuống cấp do thiếu thốn nguồn kinh phí đầu tư trong thời gian này càng trở nên khó khăn hơn do dịch Covid-19. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...