7 thói quen đơn giản giúp bạn sống vui vẻ, tích cực hơn

GD&TĐ - Để có một cuộc sống vui vẻ, thảnh thơi không khó như bạn nghĩ. Chỉ cần thay đổi một vài thói quen, cuộc sống của bạn dần sẽ trở nên vui vẻ, hạnh phúc có nhiều năng lượng tích cực hơn.

7 thói quen đơn giản giúp bạn sống vui vẻ, tích cực hơn
Chuyên gia tâm lý Tuệ An cho rằng, mọi sự khó chịu bất an, lo lắng mà chúng ta gặp phải đều bắt đầu từ chính suy nghĩ và hành động tạo ra.
Do đó muốn sống thảnh thơi, an lạc, bạn hãy bắt đầu rèn luyện 7 thói quen dưới đây nhé. Bạn sẽ cảm nhận rõ ràng sự thay đổi trong một thời gian ngắn vì khi "tâ, ta an, vạn sự sẽ an"
1. Gạt bỏ tự ái và cái tôi cao
Việc một người yêu quý bản thân mình và trân trọng giá trị của mình không xấu, ngược lại rất tốt. Nhưng cái gì quá đều không tốt. Nếu bạn quá quan tâm đến cảm xúc của bản thân và muốn mình đóng vai trò quyết định trong mọi việc sẽ vô tình làm tổn thương người khác và làm giảm hiệu quả của việc hợp tác Do đó hãy buông bỏ cái tôi cao trong các mối quan hệ.
2. Chấp nhận sự không hoàn hảo
Có một số người luôn theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, họ muốn mọi thứ phải thành công 100% theo kiểu “khuôn vàng thước ngọc”. Việc theo đuổi sự hoàn hảo sẽ là rất khó khăn và người cuối cùng chịu đau khổ sẽ chính là bạn khi mọi thứ không được như kỳ vọng. Vậy nên hãy hạ tiêu chuẩn xuống và chấp nhận sự tương đối để vui vẻ thảnh thơi hơn.
3. Ngừng so sánh bản thân với người khác
Khi đem bản thân ra so sánh với người tầng trên giỏi giang hơn sẽ thấy mình kém cỏi, tự ti và dễ than thân trách phận. Ngược lại nếu đem so sánh với những người kém hơn dễ bị tự cao, hài lòng với chính mình và ngủ quên trên chiến thắng.
Thật ra bạn chỉ nên so sánh với chính mình để thấy mình đã là một phiên bản tốt hơn của ngày hôm qua và nỗ lực để tốt hơn mỗi ngày.
4. Tự tin vào khả năng của bản thân
7 thói quen đơn giản giúp bạn sống vui vẻ, tích cực hơn ảnh 1
Một số người vì nội lực yếu do đó dễ bị tác động bởi ngoại cảnh và lời nói của những người xung quanh. Khi một ai đó nâng họ lên, khen ngợi họ thì họ vui vẻ, hoan hỷ. Ngược lại khi bị phán xét, đánh giá và trỉ trích lại buồn, tủi thân và nghĩ mình kém cỏi. Mỗi người đều có thể mạnh và ưu điểm riêng vì thế hãy tự tin vào bản thân mình, tự tin mình sẽ làm được và còn làm tốt.
5. Bớt suy diễn, sống đơn giản
Cuộc sống này vốn đơn giản, chỉ có chính chúng ta làm cho nó phức tạp và rối lên vì những lời suy diễn, liên tưởng thiếu căn cứ. Hãy nhìn mọi thứ như nó vốn có đừng cố gắng dán nhãn hay áp đặt cho nó những thông điệp khác. Quá khứ đã qua và tương lai chưa tới sống hiện hữu với hiện tại, trân trọng từng phút giây đang sống thay vì lo lắng về những điều chưa xảy ra hay dằn vặt ám ảnh chuyện quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại.
6. Kiềm chế cảm xúc, ngưng trút bực bội vào người khác
Hãy học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân, không phải bất cứ chuyện gì cũng thể hiện ra trên mặt hay viết status tâm trạng lên mạng xã hội. Nếu gặp khó khăn hay chuyện buồn chỉ cần tĩnh tâm và suy nghĩ thì có thể giải quyết được, việc chạy đi hỏi ý kiến khắp nơi chỉ khiến mọi việc rắc rối hơn.
Đừng xả rác vào người khác nữa vì không phải ai cũng đủ bao dung và sẵn sàng nghe bạn than phiền, kêu ca đâu.
7. Biết cách từ chối yêu cầu vô lý
Giúp đỡ người khác là rất tốt, tuy nhiên cái gì cũng nên có giới hạn. Nếu bạn luôn giúp người khác vô điều kiện không những không giúp bạn có được sự coi trọng từ họ. Ngược lại giá trị của bạn trong mắt đối phương bị giảm đi rất nhiều.
Vậy nên trước khi giúp ai đó hãy xem họ có xứng đáng với sự giúp đỡ của bạn không. Và đôi khi bạn nên nhẹ nhàng từ chối để họ tự mình xoay xở giải quyết vấn đề để trưởng thành hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.