7 thói quen của người thành công

GD&TĐ - Khi trời mưa, trong lúc bạn đang than vãn thì người thành công đã tận dụng cơ hội này để đi bán ô. 

7 thói quen của người thành công

Lãnh đạo là tập hợp những kỹ năng quan trọng mà bạn có thể trau dồi. Huấn luyện viên giá trị sống Allison Task chia sẻ điểm chung trong thói quen, kỹ năng của những người thành công, theo RD: 

Họ nhìn thấy cơ hội ở những nơi người khác thấy là thách thức

Vào ngày mưa, bạn có thể than vãn kêu trời hay tận dụng cơ hội đó để bán ô cho những người chưa có.

Những người lãnh đạo nhìn thấy cơ hội trong các tình huống - và quan trọng hơn - giúp người khác cũng tìm thấy điều ấy. Khi một ngành công nghiệp bị cạnh tranh (iPhone với camera, Uber với taxi truyền thống, nhà ở homestay với các khách sạn tiêu chuẩn) thì đó là vì có người đã nhìn thấy cách tốt hơn để thực hiện những việc theo lối cũ. 

Và điều hay là, kỹ năng này bạn hoàn toàn có thể xây dựng mà không cần có từ bẩm sinh. 

7-thoi-quen-cua-nguoi-thanh-cong-vuot-troi

Ảnh minh họa:Connected Women of Influence.

Họ biết truyền đạt cho người khác hiểu rõ ý tưởng của mình

Kế hoạch của bạn chưa rõ ràng nếu mọi người trong nhóm chưa hiểu rõ. Một kế hoạch tốt là cả nhóm đều hiểu, chia sẻ và tất cả hướng về cùng mục tiêu. Muốn làm được việc đó, bạn cần biết cách sử dụng ngôn từ để tạo được sự tin tưởng.

Jack Hidary, CEO của công ty EarthWeb thường kiên nhẫn giải thích tường tận kế hoạch, sau đó chờ đợi các thành viên trong nhóm hiểu hết và nhắc lại theo ý hiểu của họ. Anh cho rằng, bằng cách đó, mọi người đều sẽ tập trung nhắm đích.

Giao tiếp và chờ đợi mọi người khẳng định rằng họ đã tiếp thu được kế hoạch là điều tốn thời gian. Tuy nhiên, sẽ tốn thời gian hơn nếu bạn tự đi con đường của mình, sau đó phải chỉnh đốn mọi người vì họ còn lẩn quẩn ở lối khác. 

Họ biết mình là hình mẫu

Khi bạn là nhà lãnh đạo, mọi người luôn dõi theo bạn - cách bạn đứng, thứ bạn ăn, mặc, cách bạn đối xử với những người xung quanh, khi bạn đến và rời văn phòng...

Người lãnh đạo tốt biết chăm lo cho chính mình, với lịch ăn, ngủ, tập thể dục điều độ. Họ biết cách để luôn có nguồn năng lượng tràn đầy. 

Họ luôn tò mò và đi trước

Người lãnh đạo thích đi trước thời đại. Họ quan tâm tới những thứ đang tới. Họ thích thử nghiệm với công nghệ mới, gặp người mới và nhanh chóng tham gia vào những cuộc hội thoại về các chủ đề đáng quan tâm. 

Người lãnh đạo thực sự không rơi vào bẫy mạng xã hội, họ không mất thời gian quý giá vào Facebook, Twitter. Họ thích chia sẻ tình bằng hữu với những con người thật và trò chuyện để học hỏi những điều mới. 

Họ có kế hoạch (và cũng sẵn sàng từ bỏ nó)

Gần đây, tôi bắt đầu làm việc với một khách hàng đang làm tàu ngầm cho quân đội. Anh ta có bằng tiến sĩ, có chuyên môn cao và làm việc với các dự án chuyên biệt. Anh đã có vợ và sắp được làm bố. 

Công việc tốt nhưng anh thấy mình không phù hợp với văn hóa công ty. Sau dự án đầu tiên, anh muốn bỏ việc nhưng đó là thời điểm khó khăn, khi đứa con đầu lòng sắp chào đời.

Cuối cùng, anh cũng nghỉ việc dù chưa tìm được chỗ làm mới. Nhưng chỉ 2 tháng sau đó, anh đã tìm được công ty phù hợp và nhanh chóng vươn lên vị trí cao vì biết rõ đó là nơi anh muốn phát triển sự nghiệp. 

Họ biết trao quyền

Một khách hàng khác của tôi - CEO một công ty - chuẩn bị làm đám cưới. Mẹ đẻ và mẹ chồng cô ấy rất muốn giúp con chuẩn bị cho hôn lễ dù phong cách của họ quá khác biệt. Cô ấy đã nhờ hai người mẹ thực hiện các nhiệm vụ mà họ say mê nhất - trang trí tiệc, chỉnh lại váy cưới.

Khi người lãnh đạo tìm được người đam mê thứ gì đó, họ sẽ dành cho người ấy cơ hội để hoàn thành các nhiệm vụ mà họ thấy phù hợp. Học cách trao quyền, giao việc là một trong những kỹ năng ai cũng cần.

Họ chấp nhận mạo hiểm khi đã xem xét kỹ lưỡng

Người ta hay cho rằng những người lãnh đạo đủ dũng cảm và tự tin để nhận những rủi ro lớn nhưng thực tế, họ thường rất thận trọng và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tiến bước.

Esbe van Heerden, người sáng lập CreateNonfiction.com, được đào tạo để trở thành nhà khoa học. Khi ra trường, bà nhận ra không có nhiều cơ hội trong lĩnh vực tìm bằng chứng chứng tội phạm bằng công nghệ cao mà mình đã học. Cha bà đang viết một một cuốn hồi ký nên bà giúp ông xuất bản. Và trong quá trình này, bà nhận ra ngành tự xuất bản còn trống và có cơ hội lớn khi giúp những người muốn tự xuất bản sách.

Bà đã thành lập một công ty làm việc đó. Nhiều người cho rằng thật điên rồ khi một nhà khoa học chẳng có chuyên môn, kinh nghiệm gì về biên tập, viết sách lại lập công ty xuất bản. Và tại sao lại lãng phí kiến thức đã được đào tạo của mình? Đơn giản là bà thấy cơ hội và biết tận dụng. 

Theo 24h.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ