7 phát minh này cho thấy rằng ai cũng có thể là thiên tài vào một ngày đẹp trời

Rất nhiều sáng chế phát minh mà chúng ta đang chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày lại hoàn toàn không phải là sản phẩm của các nhà sáng chế phát minh chuyên nghiệp mà của những người bình thường nhưng ham mê tìm tòi sáng tạo.

7 phát minh này cho thấy rằng ai cũng có thể là thiên tài vào một ngày đẹp trời
7 phat minh nay cho thay rang ai cung co the la thien tai vao mot ngay dep troi - Anh 1

Những phát minh tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng hữu ích.

Kẹp phơi quần áo, kem que, vít nở...những thứ rất đơn giản nhưng vô cùng thông dụng này không phải do các nhà nghiên cứu chế tạo ra trong phòng thí nghiệm hiện đại mà là những người bình thường mày mò sáng chế với ý tưởng sáng tạo ra đời hết sức tình cờ.

Kem que

Vào buổi tối năm 1905, cậu bé Frank Epperson ở California để quên cốc nước chanh ra hiên cửa sổ nhà mình. Đêm đó nhiệt độ hạ bất thường đến mức nước chanh đông cứng cùng với chiếc que khuấy. Sáng hôm sau, Frank khoái chí cầm que nước chanh mút lấy mút để. Đến trường cậu không quên kể với các bạn về que nước chanh tuyệt vời này.

7 phat minh nay cho thay rang ai cung co the la thien tai vao mot ngay dep troi - Anh 2

Sau 18 năm, Frank Epperson trở thành ông chủ một cửa hàng bán các loại nước giải khát. Một hôm, ông sực nghĩ đến “que nước chanh’’ thủa nhỏ và đăng ký bản quyền que kem của mình. Hai năm sau, Epperson bán sáng kiến kem que cho một hãng sản xuất thực phẩm.

Từ đó kem que mang tên "Popsicle" ra đời, đến năm 1928 đã có tới 60 triệu que kem được tung ra thị trường. Frank Epperson không ngờ cốc nước chanh cùng que khuấy nước để bên cửa sổ qua đêm ngày nào đã làm cho mình trở thành một người giàu có.

Vít nở

Ông Artur Fischer, 88 tuổi, nói bí mật về thành công của mình: "Mọi sáng chế đều phải phục vụ con người". Ông Fischer là một trong những nhà sáng chế phát minh thành công và tích cực nhất trên thế giới. Hàng nghìn bằng sáng chế phát minh mang tên ông, nếu xếp theo thứ tự về số lượng sáng chế phát minh thì Fischer chỉ đứng sau Thomas Alva Edison, cha đẻ của bóng đèn điện.

7 phat minh nay cho thay rang ai cung co the la thien tai vao mot ngay dep troi - Anh 3

Fischer xuất thân là thợ nguội, năm 1948, ông sáng chế ra bật lửa điện, một năm sau ông đã làm cuộc cách mạng trong lĩnh vực nhiếp ảnh bằng sáng chế, đèn chớp magnesium với hệ thống truyền đồng bộ. Nhưng ông thật sự nổi tiếng khắp thế giới vào năm 1958 với phát minh “vít nở Fische’’.

Trước đây vít nở bằng gỗ đã được sử dụng khá rộng rãi nhưng chúng không thể bám “như đinh đóng cột’’ và còn nhiều yếu điểm. Trước những năm 50 muốn gắn một cây đèn vào tường phải đục lỗ, chôn vít nở, đổ thạch cao nhưng vẫn dễ bị long.

Ông Fischer quyết tâm khắc phục tình trạng trên. Và "vào một ngày thứ bảy tôi đã làm thử chiếc vít nở đầu tiên từ chất liệu nilông cao cấp". Ông bắt chặt cái vít thí nghiệm này vào tường rồi tìm mọi cách bẩy nó ra nhưng không được. Tôi liền hiểu: “Trúng to rồi!“

Ông Fischer ăn mừng sinh nhật lần thứ 50 của mình bằng loại vít nở Fischer này và cho đến nay mỗi ngày có khoảng 14,5 triệu vít vở được tiêu thụ trên thị trường. Ông Artur Fischer nói: Tôi luôn nhìn ánh mắt của những người tới nghe tôi giới thiệu về phát minh mới của mình, khi thấy ánh mắt họ lóe sáng, tôi biết mình đã thành công.

Bút bi

7 phat minh nay cho thay rang ai cung co the la thien tai vao mot ngay dep troi - Anh 4

Nhà báo người Hungary bực mình vì mực bút máy của ông hay bị nhòe. Ông tìm cách khắc phục sự nhòe khi quan sát mấy đứa trẻ con chơi bi thấy một viên bi lăn qua một vũng nước rồi lăn trên mặt đường nhựa khô ráo và để lại một vệt nước, từ đó ông nghĩ ra chiếc bút bi. Nguyên tắc này ngày nay vẫn tồn tại trong bất kỳ loại bút bi nào.

Bóng bay

7 phat minh nay cho thay rang ai cung co the la thien tai vao mot ngay dep troi - Anh 5

Học sinh phổ thông ít nhiều đã từng nghe đến nhà vật lý Faraday nhưng không mấy người biết ông Faraday là người đầu tiên làm ra quả bóng bay trên thế giới. Để làm thí nghiệm về khí tại Viện Hoàng gia ở London năm 1824, ông đã làm một cái túi bằng cao su tự nhiên sau đó cho khí hydro vào và cái túi đó đã bay lên đến trần căn phòng.

Nút chai bia

7 phat minh nay cho thay rang ai cung co the la thien tai vao mot ngay dep troi - Anh 6

Ông William Paintert muốn trở thành một nhà phát minh nổi tiếng. Ông lao động miệt mài và sau khi có tới 80 đăng ký bản quyền phát minh, trong đó có bản quyền về thiết bị kiểm tra tiền kim loại, ghế ngồi trên tầu hỏa và máy gấp giấy...

Sau 30 năm miệt mài, sáng tạo Painter mới vươn lên tới đỉnh cao về sáng chế, phát minh, danh tiếng để đời: năm 1891, ông đăng ký bản quyền đối với loại nút chai có độ kín đến mức khí ga trong bia hoặc nước chanh không thể thoát ra ngoài.

Tăm ngoáy tai

7 phat minh nay cho thay rang ai cung co the la thien tai vao mot ngay dep troi - Anh 7

Đầu những năm 20, ông Leo Gerstenzang, người Mỹ, quan sát bà vợ khéo léo vê bông vào đầu que tăm để ngoáy tai cho con, ông nghĩ có thể làm việc này tốt hơn. Sau 3 năm nghiên cứu ông chế tạo một cái máy tự động quấn bông vào hai đầu que tăm làm bằng gỗ.

Năm 1925, Leo Gerstenzang chính thức tung ra thị trường loại que ngoáy tai mang tên "Baby Gays". Ít lâu sau ông đổi tên là Q-Tips. "Q" viết tắt cho từ chất lượng và "Tip" là "đầu nhọn" quấn bông.

Kẹp quần áo

7 phat minh nay cho thay rang ai cung co the la thien tai vao mot ngay dep troi - Anh 8

Ông thợ đan sọt Emil Richard Füchsel người Đức (sinh năm 1869) đã đăng ký bản quyền cho chiếc kẹp quần áo có lò so ngày 8/1/1898 tại Cục Bản quyền Hoàng gia. Tài liệu về bản quyền này ghi rõ: "Loại kẹp quần áo này giữ chặt quần áo treo trên dây, nhờ thế quần áo khi treo do được định vị nên dù gió thổi mạnh cũng không thể bị rách. Khi gió thổi cả quần áo lẫn kẹp bị đung đưa nhưng cả hai không bao giờ bị rơi".

Theo Khoa học & Phát triển

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ