Dưới đây là 7 khía cạnh của cuộc sống bị “đảo lộn” bởi điện thoại thông minh.
1. Chụp ảnh tự sướng không giới hạn
Hiện tượng chụp ảnh tự sướng (selfie) xuất phát từ việc cải thiện và phát triển của máy ảnh trang bị cho điện thoại thông minh.
Từ những người nổi tiếng đến những người bình thường, tất cả đều theo trào lưu tự chụp chân dung trước khi đăng tải chúng trên các mạng xã hội, hoặc chia sẻ chúng trên các ứng dụng e-mail.
Điện thoại thông minh là lí do chính tạo nên xu hường này nhờ vào tính năng dễ sử dụng và dễ chia sẻ.
2. Hội chứng gián điệp
Để chuyển từ tò mò đơn thuần đến hoạt động gián điệp, chỉ có một bước. Có vô số các cuộc tranh chấp giữa các cặp vợ chồng vì WhatsApp và quy tắc nổi tiếng của ứng dụng này cho phép xem một thông điệp đã được đọc (mở) hay thời điểm người dùng kết nối với ứng dụng lần gần đây nhất.
Mã khóa hay đầu đọc dấu vân tay nhằm tăng cường bảo mật. Điện thoại thông minh đã trở thành một “tổ” thông tin (hình ảnh, email, tin nhắn).
3. Liên lạc liên tục, ngay lập tức
Điện thoại di động đã cung cấp tin nhắn SMS như một phương tiện truyền thông. Điện thoại thông minh đã cách mạng hóa những thông điệp này với các ứng dụng email để trao đổi dễ dàng và ngay lập tức các hình ảnh và video nhằm kết nối liên tục.
Và nếu bạn không giỏi thể hiện bằng lời nói, bạn có thể dùng vô số những biểu tượng cảm xúc, chúng có thể trở thành một phần trong ngôn ngữ thường ngày hoặc gửi tin nhắn bằng giọng nói.
4. Tất cả trong một
Điện thoại thông minh, thông qua các tính năng đa phương tiện được trang bị cho chúng, khiến cho doanh số bán hàng của máy nghe nhạc hoặc máy ảnh compact sụt giảm rõ rệt.
Điện thoại thông minh không chỉ thay thế cho máy ảnh mà còn thay thế cho máy nghe nhạc mp3. Chưa bao giờ dễ dàng hơn bây giờ khi bạn muốn truy cập vào hàng ngàn bài hát cùng một lúc.
Ngoài ra, Google Play Store cung cấp một loạt các máy nghe nhạc hay các dịch vụ radio trực tuyến.
5. Không thể lạc đường
Một trong những cách tân đáng chú ý của điện thoại thông minh đó là sự phát triển của các ứng dụng bản đồ và định vị GPS. Vì vậy, bây giờ bạn không bao giờ sợ lạc ở một nơi nào đó.
Thậm chí nếu bạn không kết nối Internet hoặc nguồn dữ liệu của bạn bị cạn kiệt, bạn vẫn có thể sử dụng các bản đồ mà không cần kết nối mạng.
Nỗi lo sợ bị lạc đường chỉ còn là ký ức. Bạn có thể khám phá những thành phố mới và những địa điểm mới mà không ngần ngại bằng điện thoại thông minh của mình.
6. Một sự lười biếng có điều kiện
Công nghệ mới tạo điều kiện thuận lợi cho bạn tiếp cận với kiến thức. Ngoài các cuốn bách khoa toàn thư trực tuyến miễn phí như Wikipedia, có rất nhiều các trang web phát triển văn hóa.
Nhưng việc tiếp cận thông tin này cũng có mặt tiêu cực của nó. Người ta không suy nghĩ nhiều để tìm ra cau trả lời cho một vấn đề, câu hỏi. Ngay lập tức bạn sẽ tìm thấy câu trả lời của mình trên Internet.
Một trong những biểu hiện không tin tưởng vào trí nhớ của mình và cho phép điện thoại thông minh trả lời những câu hỏi đặt ra.
7. Xu hướng “nghiện” màn hình
Theo một cuộc khảo sát do Madame Figaro tiến hành với hơn 2.000 người tham gia, trung bình một người tìm đến điện thoại của mình 221 lần mỗi ngày và sử dụng nó trong 3 giờ 16 phút mỗi ngày.
Tương đương với mỗi tuần một ngày bạn dành cho hoạt động này! Tệ hơn nữa, 40% số người được hỏi là họ bị lạc đường nếu không có điện thoại thông minh.
Biểu tượng của một dạng nghiện mới, hầu hết những người sử dụng thừa nhận rằng có lúc họ mở điện thoại thông minh của mình mà không nhằm mục đích gì.