Nấm từng được Đông y gọi là "món ăn của thượng đế"
Vì sao nấm lại được gọi với mỹ từ "món ăn của thượng đế"? Đơn giản vì từ xưa đến này, có nhiều chuyên gia ẩm thực và dinh dưỡng xem nấm là món ăn đặc biệt. Nhiều chuyên gia ẩm thực đánh giá cao thành phần dinh dưỡng có trong nấm. Đây cũng là thực phẩm nổi tiếng từ châu Âu sang châu Á với 4 công dụng rất tốt cho sức khỏe.
1. Chống oxy hóa
Các chuyên gia cho rằng khả năng chống oxy hóa của nấm thậm chí còn tốt hơn so với một số các loại rau quả tươi như bí xanh, cà rốt, súp lơ, ớt đỏ.
2. Giàu vitamin D
Đa phần các loại rau tươi và trái cây khác không chứa vitamin D, riêng nấm là một ngoại lệ. Không những thế, hàm lượng vitamin D trong nấm lại rất phong phú, đặc biệt có lợi xương khớp.
3. Hương vị tươi ngon
Ngoài những hương vị đặc trưng tự nhiên của nấm, món ăn này còn có thể chế biến thành 5 vị chua cay mặn ngọt nhạt để thưởng thức.
Không những thế, các chuyên gia còn nhận xét, nấm có thêm hương vị thứ 6 mà không phải món ăn nào cũng có, đó chính là sự tươi ngon thanh mát.
Khi nấm được nấu kết hợp với bất kỳ một món ăn nào, đều mang lại hương vị đặc trưng, làm cho món ăn mới trở nên ngon hơn rất nhiều.
4. Có thể làm thực phẩm thay thế
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nấm có thể dùng làm thay thế một số món ăn mà vẫn đủ dinh dưỡng. Ví dụ bạn có thể ăn 100gram nấm thay cho ăn cơm vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Ăn nấm thường xuyên thay cho ăn các món từ ngũ cốc, có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, là phương pháp giảm cân tích cực không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thêm vào đó, ăn nấm còn giảm lượng calo, giúp bạn trở nên nhẹ cân hơn. Tuy nhiên đây không phải là cách giảm béo , vì nấm không có tác dụng đào thải lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.
Tác dụng thần kỳ của 7 loại nấm được chuyên gia khuyến khích sử dụng
1. Nấm sò (bào ngư): Giảm béo
Nấm sò chứa polysaccharides chống lại các tế bào khối u, có thể cải thiện khả năng miễn dịch. Trong đó thành phần axit taurine có thể hòa tan cholesterol, tiêu hóa và hấp thu chất béo.
Ngoài ra, nấm sò còn điều trị các chứng rối loạn thần kinh thực vật, điều trị hỗ trợ hội chứng mãn kinh ở nữ giới.
2. Nấm rơm: Giải độc
Trong tất cả các loại nấm, nấm rơm được xem là thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao nhất, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, cải thiện khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng giải độc, giúp cơ thể đào thải các chất kim loại nặng như chì, asen thông qua quá trình bài tiết ra đường nước tiểu.
3. Nấm kim châm: Tốt cho não
Nấm kim châm với những tác dụng đặc biệt với não nên còn được gọi với nhiều tên khác như nấm thông minh, nấm ích não…
Không chỉ thế, nấm kim châm còn có tỉ lệ lysine cao, giúp tăng cường phát triển não và trí tuệ của trẻ em.
4. Nấm hương : Bổ sung canxi
Nấm hương được gọi là "Nữ hoàng của các loại nấm". Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng vitamin D trong nấm cao hơn 20 lần so với đậu tương, cao hơn 8 lần so với rong biển, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi, ngăn ngừa loãng xương.
5. Nấm mỡ (song bào): Bổ sung kẽm
Nấm mỡ có ưu thế đặc biệt nhất là lượng kẽm cao. Đây là nguyên tố vi lượng quan trọng, đặc biệt cần thiết cho cơ thể con người.
Nếu thiếu kẽm sẽ hạn chế phát triển tầm vóc của cơ thể, thiếu hụt kẽm còn hạn chế tăng trưởng hệ thần kinh và não bộ.
Thiếu kẽm còn có nguy cơ gây nên các rối loạn chức năng sinh lý, vì vậy nấm mỡ luôn được nhiều chuyên gia ẩm thực khuyên bạn nên ăn thường xuyên.
6. Mộc nhĩ: Nhuận tràng, ẩm da
Mộc nhĩ cũng thuộc họ nấm, chứa các chất xơ hòa tan và có khả năng giữ nước rất tốt.
Thường xuyên ăn mộc nhĩ có thể giúp bạn giữ được khoang miệng ẩm ướt, làm bôi trơn cổ họng, tránh và giảm triệu chứng táo bón.
7. Nấm đùi gà: Hạ đường huyết
Nấm đùi gà có hương vị thơm ngon như hạnh nhân, rất giàu chất xơ, khoáng chất, nguyên tố vi lượng, vitamin và axit amin, có hiệu quả lớn trong việc làm giảm đường huyết sau ăn.
Lưu ý đặc biệt
Nấm là thực phẩm tốt nhất nên ăn tươi. Sau khi thu hoạch, nên ăn ngay theo hạn sử dụng được khuyến cáo của nhà sản xuất. Hạn chế bảo quản trong tủ lạnh.