Các cuộc khảo sát cho thấy mối lo ngại về chi phí sinh hoạt ngày càng tăng có liên quan đến việc chi tiêu ít hơn cho việc mua sắm thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết.
Với việc ngày càng nhiều người trong chúng ta sống với ngân sách eo hẹp, thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể là một thách thức.
Những mẹo vặt dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn khi mua sắm đồng thời xem xét một số thực phẩm bổ dưỡng có chi phí thấp hơn.
Lên kế hoạch trước cho bữa ăn và danh sách mua sắm
Hãy xem trước và lập danh sách những thực phẩm bạn đang có sẵn ở nhà, dù là trong tủ đựng thực phẩm, tủ lạnh hay tủ đông để bạn có thể sử dụng chúng trong kế hoạch bữa ăn của mình.
Việc lập kế hoạch có thể khiến chúng ta ít bị cám dỗ mua những món đồ không cần thiết, giảm lãng phí và tiết kiệm tiền.
Tìm kiếm ưu đãi đặc biệt
Dự trữ các sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài như đồ khô, gạo, mì sợi, hạt sấy hoặc đồ đóng hộp và ngũ cốc ăn sáng.
Bạn cũng có thể tìm thấy những thực phẩm giảm giá trong siêu thị vào cuối ngày. Những thực phẩm này có thể rất phù hợp với tủ đông nhà bạn.
Thử sản phẩm có thương hiệu riêng của siêu thị
Đậy nắp nồi khi đang nấu ăn giúp tiết kiệm năng lượng. (Ảnh: ITN). |
Những sản phẩm này thường sẽ rẻ hơn so với các sản phẩm có thương hiệu. Nếu bạn thích các sản phẩm có thương hiệu và chúng có thể được bảo quản trong tủ hoặc đông lạnh, hãy cố gắng dự trữ khi chúng được giảm giá (nếu bạn có đủ không gian ở nhà).
Bạn cũng có thể tham khảo những người bán hàng địa phương trong khu vực của mình – người bán rau, người bán thịt và người bán cá, nơi bạn tìm thấy một số thực phẩm rẻ hơn và bạn có thể mua chính xác số lượng mình cần.
Ngoài ra, hãy kiểm tra khu vực bày bán thực phẩm đa dạng vì bạn có thể tìm thấy một số mặt hàng rẻ hơn ở đây.
Bạn cũng có thể tự trồng các loại thảo mộc hoặc rau trong không gian nhỏ như ban công và trên bậu cửa sổ để tiết kiệm chút ít chi phí.
Thêm đậu và rau vào các món ăn
Bạn có thể thêm đậu xanh vào món cà ri gà, đậu lăng vào nước sốt mì ống làm từ thịt hoặc đậu phụ vào món xào. Mua gà nguyên con có thể “lãi” hơn, đặc biệt nếu bạn dùng nó cho nhiều bữa ăn.
Có nhiều cách bạn có thể sử dụng hết thức ăn thừa của mình. Thịt đông lạnh có xu hướng rẻ hơn nếu bạn có ngăn đông lạnh bảo quản.
Tuy nhiên, giới chuyên gia khuyến nghị chúng ta nên hạn chế lượng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, ăn không quá 500g (khối lượng nấu chín) mỗi tuần vì ăn nhiều những loại này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột.
Chọn cá ngâm dầu hoặc đóng hộp
Các loại cá đóng hộp như cá mòi và cá hồi thường rẻ hơn mua cá tươi, dễ chế biến và có thời hạn sử dụng lâu.
Cá béo đóng hộp có nhiều chất béo omega-3, có thể giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh và là nguồn cung cấp vitamin D, một chất dinh dưỡng quan trọng cho xương và cơ bắp của chúng ta.
Cá đông lạnh cũng là một lựa chọn có giá trị và có thể dùng trong nhiều món ăn, bao gồm cả chả cá. Nếu có ưu đãi đặc biệt về cá tươi, bạn cũng có thể tận dụng những ưu đãi này và đông lạnh bất kỳ món nào bạn không sử dụng ngay.
Cân nhắc chọn rau quả đông lạnh và đóng hộp
Rau đông lạnh có xu hướng rẻ hơn rau tươi và chúng có thể giữ được trong 5 ngày. Thậm chí, một số loại rau đông lạnh thậm chí có thể cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng hơn so với rau tươi.
Sử dụng trái cây và rau quả đông lạnh cũng giúp bạn giảm lãng phí thực phẩm vì bạn có thể sử dụng chính xác số lượng, tránh lãng phí trái cây và rau quả đã quá hạn sử dụng.
Trái cây và rau quả đóng hộp cũng là những lựa chọn tốt nhưng hãy chú ý đến những loại đóng hộp có thêm đường (xi-rô) hoặc muối. Thay vào đó hãy chọn những loại có dạng nước trái cây hoặc nước lọc.
Nấu ăn thông minh
Một số thay đổi mà chúng ta có thể thực hiện để giảm chi phí năng lượng khi nấu ăn như nấu số lượng lớn, rã đông thực phẩm, đậy nắp nồi khi nấu thức ăn, thậm chí bạn có thể nấu nhiều món cùng một lúc nếu sử dụng lò nướng,... Tất cả những mẹo này đều giúp bạn tiết kiệm năng lượng khi nấu ăn.