7 cách vệ sinh nhà cửa cực quan trọng quanh khu vực nhiễm độc sau đám cháy Công ty Rạng Đông

Nếu ngôi nhà của bạn đang ở gần vùng nhiễm độc từ các vụ cháy, các cách vệ sinh nhà cửa thế nào cho sạch và an toàn là điều cần biết và nên làm để cải thiện tình hình, tránh ảnh tưởng tới sức khỏe bản thân và gia đình.

Nên tới nơi không bị nhiễm độc trong khoảng từ 5 - 10 ngày.
Nên tới nơi không bị nhiễm độc trong khoảng từ 5 - 10 ngày.

Vụ cháy lớn tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông đang làm cả xã hội xôn xao đặc biệt là những người dân sống và làm việc tại các khu vực xung quanh công ty này.

Theo nhiều nguồn tin cho biết, do đám cháy to và lâu nên lượng khói và bụi ô nhiễm là vô cùng khủng khiếp, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của toàn bộ người dân sống quanh khu vực đó.

Sau khi đám cháy được dập tắt, lượng khói bụi ô nhiễm vẫn không ngừng tỏa ra tiếp tục tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.

Tuy nhiên việc di dời khỏi nơi cư trú để tránh nhiễm độc không phải là cách làm lâu dài, nên nếu còn đang hoảng loạn và sợ hãi bạn có thể tham khảo ngay các các cách vệ sinh nhà cửa cho chính ngôi nhà mình, giảm tác hại từ việc nhiễm độc sau đám cháy. 

1
Đám cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ngày 28/8.

1. Không sử dụng nước tại các bể hở trong gia đình

2
Những đám cháy lớn sẽ gây mất an toàn cho sức khỏe người dân tại các khu vực sống lân cận. Bạn cần phòng tránh những tác hại này bằng việc đầu tiên là không sử dụng nước tại các bể hở trong gia đình.

Nếu nhà bạn có sở hữu bể nước mưa được đặt hở trong nhà tuyệt đối không được sử dụng. Nếu trước đám cháy bạn đã đậy kín thì tốt nhất sau 35-30 ngày bạn mới có thể được mở ra và sử dụng lại.

Ngoài ra, nếu bể nước bị để hở trong khoảng thời gian cháy sẽ dễ bị nhiễm các chất độc hại, khói bụi ô nhiễm thoát ra từ đám cháy.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, cách tốt nhất là bạn nên tháo bỏ số nước mưa đã lưu trữ, chờ 10-15 ngày sau rồi cọ bể sạch sẽ, để ráo nắng rồi mới tiếp tục sử dụng lại.

2. Vệ sinh quang cảnh nhà liên tục

3
Lau dọn các cửa kính, ban công, tường để đảm bảo không bám bụi độc hại.

Lượng khói bụi, khí ô nhiễm bốc ra nhiều sẽ bám tại các đồ vật gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chính bạn và cả gia đình. Chính vì thế, nếu gần đám cháy có nguy cơ nhiễm độc cao, bạn cần vệ sinh nhà cẩn thận.

Ban công, tường, cửa đều phải vệ sinh bằng nước xà phòng đặc 2 - 3 lần, sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.

3. Vệ sinh đồ sinh hoạt, loại bỏ mùi ám khói

4
Vệ sinh đồ dùng sinh hoạt của bản thân để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Loại bỏ mùi khói từ các đồ dệt may

Mùi khói có thể vẫn còn ám trong quần áo, bọc đồ gỗ, thảm và rèm. Không nên dùng xịt khử mùi vì xịt khử mùi chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, thậm chí đôi khi còn kết hợp với khói tạo thành mùi bổ sung.

Bạn có thể thử một trong những phương pháp sau đây để khử mùi:

- Hòa một cốc chất tẩy với 4 lít nước ấm. Ngâm các món đồ cần khử mùi qua đêm. Ngày hôm sau giặt như bình thường.

- Đối với các món đồ cần được tẩy trắng, trộn 4-6 muỗng trisodium phosphate (có sẵn ở các cửa hàng gia dụng) với một cốc Lysol hoặc chất tẩy clo trong gia đình và 4 lít nước. Cho quần áo vào giặt. Sau đó giặt lại bằng nước sạch như bình thường.

Vệ sinh nội thất và quần áo

Sau khi khử mùi, bắt đầu làm sạch đồ dệt gia dụng. Hãy mang những thứ cần giặt khô đến các tiệm giặt khô. Còn lại, giặt quần áo bằng nước ấm và chất tẩy.

Thảm cần được giặt hai lần, trước và sau khi sửa chữa. Thảm ướt phải được sấy khô trước khi làm sạch. Trong một số trường hợp, đôi khi phải vứt thảm để làm khô và bảo vệ sàn nhà bên dưới.

4. Bảo vệ ngôi nhà bằng các vật dụng che kín

5
Đóng kín cổng, kéo toàn bộ rèm cửa để giảm thiểu lượng bụi ô nhiễm bay vào nhà.

Đóng kín cửa ra vào, kéo toàn bộ rèm che là cách giảm thiểu tối đa lượng bụi ô nhiễm bay vào nhà. Để đảm bảo an toàn bạn nên đóng kín toàn bộ cửa trong nhà từ cổng đến cửa sở, cửa sát. Hạn chế sinh hoạt tại các khu vực mở như giếng trời, ban công.

5. Chạy máy lọc khí liên tục

6
Chạy máy lọc khí liên tục để đảm bảo cơ thể luôn được tiếp nhận lượng không khí sạch.

Máy lọc khí có công năng tối đa trong việc giảm thiểu tác hại của khí độc toát ra từ những đám cháy. Nếu có thể hãy chạy máy lọc khí liên tục để đảm bảo cơ thể luôn được tiếp nhận lượng không khí sạch.

6. Cây trồng quanh nhà

7
Tiêu hủy toàn bộ những thực phẩm sạch được trồng tại nhà để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới bản thân và người thân trong gia đình.

Trong giai đoạn cháy và sau cháy 10-20 ngày, bạn nên tiêu hủy các loại thực phẩm như rau, củ, quả... được trồng tại nhà. Nếu có trồng tiếp thì nên thay đất, dung dịch thủy canh mới để đảm bảo không bị ô nhiễm, với các cây cảnh cũng tiến hành phun rửa nhiều lần bằng nước sạch để trôi bụi do cháy. 

7. Sơ tán

8
Nếu có thể, hãy sơ tán tới vùng an toàn không bị nhiễm độc từ 5-10 ngày.

Cách làm hữu hiệu và an toàn nhất nếu bạn có thể thực hiện được chính là sơ tán người già, trẻ em, người thân đang bị bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ 5 - 10 ngày (nếu có thể) để hạn chế tác hại của khói bụi.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này là thường khó áp dụng với những gia đình có đông thành viên và sơ tán trong một khoảng thời gian dài. Chính vì vậy, nếu không thực hiện được theo cách này, bạn có thể áp dụng các gợi ý phía trên.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ