Thông thường nếu chỉ ăn sữa mẹ trẻ có thể không phải đi vệ sinh nặng hàng ngày vì toàn bộ chất dinh dưỡng đều được hấp thụ hết.
Song với trẻ ăn sữa ngoài, số lần đi vệ sinh nặng có thể lên đến 3-4 lần/ ngày. Tùy vào loại sữa trẻ ăn mà số lần đi vệ sinh nặng cũng thay đổi theo.
Tuy nhiên, cũng có những bé vài ngày không đi đại tiện lần nào. Đó là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp tình trạng về đường ruột, đơn giản nhất là bệnh táo bón. Mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu để tìm cách .
Dấu hiệu của trẻ bị táo bón
Căng thẳng
Nếu thấy dấu hiệu mặt trẻ nhăn nhó, thậm chí khóc khi đi vệ sinh nặng thì đó có thể là dấu hiệu của táo bón. Phân của bé khi đó quá cứng khiến cho bé bị đau và rặn nhiều hơn.
Trẻ bị táo bón quấy khóc nhiều hơn. Ảnh minh họa
Phân có máu
Khi bé đi vệ sinh nặng mà phân có vệt máu nhạt thì đó có thể do phân quá cứng và bé phải rặn nhiều khiến cho thành hậu môn bị rách và chảy máu.
Bụng cứng
Dấu hiệu này là do đầy hơi và áp suất của táo bón gây ra, khiến cho bụng bé căng cứng lên.
Chán ăn
Trẻ khi bị táo bón sẽ thấy nhanh no và từ chối ăn vì cảm thấy không thoải mái.
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
* Mới ăn đồ ăn rắn: Trẻ thường dễ bị táo bón khi mới tiếp xúc với thực phẩm rắn do dạ dày vẫn đang quen với sữa mẹ dễ tiêu hóa.
* Đồ ăn ít chất xơ
* Đồ ăn quá nhiều sữa như sữa chua, phô mai.
Mẹo trị táo bón cho trẻ
Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu táo bón, các mẹ cần gặp bác sĩ luôn để được tư vấn. Dưới đây là những cách thông thường, không gây hại cho trẻ các mẹ có thể làm tại nhà.
Bổ sung nước
Dù con ăn sữa mẹ hay sữa ngoài thì thông thường trẻ đã hấp thụ một lượng nước vừa đủ vào cơ thể rồi. Nhưng nếu con bạn có dấu hiệu táo bón, bạn nên thử cho trẻ uống thêm từ 50 -100ml nước mỗi lần để ruột hoạt động trơn tru hơn.
Tuy nhiên khuyến cáo, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước.
Bổ sung thêm nước để làm giảm tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa
Uống nước ép
Nước ép hoa quả vốn có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, trong đó nước ép táo và lê có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm táo bón ở trẻ.
Để tránh trường hợp bé bị đầy hơi, ban đầu mẹ chỉ nên cho con uống 50ml nước ép sau khi ăn. Lượng nước có thể tăng dần sau đó nếu tình trạng táo bón chưa được cải thiện.
Đồ ăn giàu chất xơ
Chuối, cơm, cà rốt và phô mai là những thức ăn chủ yếu cho trẻ sơ sinh nhưng chúng cũng ảnh hưởng đến phân của trẻ. Đồ ăn như đào, lê, mơ và mận là lựa chọn tốt hơn cho trẻ bị táo bón.
Massage chân cho bé
Chuyển động nhẹ nhàng của chân giúp giải phóng áp suất ở bụng. Ảnh minh họa
Đôi khi những chuyển động cơ thể cũng sẽ giúp trẻ thoát được chứng táo bón khó chịu. Đặt bé nằm ngửa đối diện mẹ, nhấc chân bé lên và tạo thành những chuyển động vòng tròn như đang đạp xe đạp. Những chuyển động này sẽ giúp giải phóng áp suất ở bụng và làm mọi thứ đi theo đúng quỹ đạo.
Thay đổi loại sữa
Nếu con đang ăn sữa ngoài, đôi khi việc đổi loại sữa đang dùng sẽ giúp làm giảm chứng táo bón. Mỗi đứa trẻ đều có phản ứng với các thành phần trong sữa khác nhau vậy nên thử sang loại sữa khác sẽ giúp bạn tìm ra loại sữa phù hợp với con mình nhất.
Những loại sữa có lượng lactose thấp sẽ phù hợp với trẻ bị táo bón.
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé
Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt khi trẻ bị táo bón là cần thiết. Ảnh minh họa
Việc kích thích trực tràng có thể giúp ruột bé hoạt động linh hoạt hơn. Hãy dùng 1 chút vaseline bôi lên mũi nhiệt kế và cho nó vào hậu môn của trẻ. Lắc nhẹ nhàng 1 chút trước khi rút ra. Sự kích thích này sẽ giúp phân trẻ dễ di chuyển hơn và các mẹ cũng tiện kiểm tra nhiệt độ cơ thể con.
Massage bụng
Đặt bé nằm ngửa, để tay bạn lên rốn bé. Xoa đều bụng bé theo chiều kim đồng hồ và mở rộng dần vòng xoa ra. Để ý phản ứng của bé khi massage vì nếu bé kêu hoặc khóc có nghĩa bạn ấn quá mạnh.
Các bác sĩ cảnh báo, vì trẻ còn nhỏ và rất dễ bị mất nước nên không bao giờ được dùng dầu khoáng, chất thụt tháo hoặc kích thích nhuận tràng cho trẻ.