68 tiến sĩ sử học xuất sắc được nhận giải thưởng Phạm Thận Duật

68 tiến sĩ sử học xuất sắc được nhận giải thưởng Phạm Thận Duật

(GD&TĐ)-Sáng nay (29/11), tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 13 đã được trao cho các tiến sĩ sử học đã bảo vệ xuất sắc tại các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ sử học cấp Nhà nước.

GS Sử học, NGND Đinh Xuân Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN trao giải cho tác giả đoạt giải nhất. Ảnh: gdtd.vn
GS Sử học, NGND Đinh Xuân Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN trao giải cho tác giả đoạt giải nhất. Ảnh: gdtd.vn

Được nhận giải thưởng sử học Phạm Thận Duật năm nay có 6 tiến sĩ với 1 giải nhất, 2 giải nhì và 3 giải ba. Tính đến nay, đã có tổng số 68 tiến sĩ vinh dự được nhận giải thưởng này.

Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật, trước đây là Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật được thành lập ngày năm 2000 nhân kỷ niệm 115 ngày mất danh nhân Phạm Thận Duật. Quỹ ra đời với tôn chỉ, mục đích nhằm góp phần động viên, khuyến khích các tài năng sử học, vinh danh các tiến sĩ sử học xuất sắc.

Quỹ mang tên danh nhân Phạm Thận Duật, một nhà chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục và sử học. Ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị và là người tổng duyệt cuốn lịch sử đồ sộ của triều Nguyễn, cuốn Khâm định Việt sử thông giám cương mục...

Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật đã trở thành  một giải thưởng chính thức duy nhất, danh giá và có uy tín của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam giành cho các công trình nghiên cứu lịch sử. Từ năm 2010, Quỹ giải thưởng Phạm Thận Duật đã mở rộng việc xét thưởng Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật cho thạc sĩ và cử nhân sử học, trước mắt tổ chức ở Trường Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN.

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.